TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.3.3.2. Giá trị lịch sử, văn hóa
Hồ Thác Bà không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn là nơi có tài nguyên nhân văn phong phú. Hồ Thác Bà được công nhận là di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia theo quyết định số 2410 – QĐ/VH ngày 27/09/1996. Nơi đây còn duy trì nhiều văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Nùng, Phù Lá, Cao Lan với nhiều lễ hội đặc sắc.
Một số di tích văn hóa nổi bật:
+ Đền Thác Bà: Thuộc thị trấn Thác Bà huyện Yên Bình được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc cấp tỉnh theo quyết định số 701/2004 QĐ-UB ngày 28/12/2004. Lễ hội đền, tiệc thường được tổ chức vào ngày 8 – 9 tháng giêng, lễ thường tổ chức vào ngày 10 tháng 10 âm lịch.
+ Đình Khả Lĩnh: Thuộc thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, là một trong những di tích lịch sử có kiến trúc độc đáo còn tồn tại thờ vị thần chung là Thành Hoàng làng. Lễ hội của đình thường diễn ra trước ngày 7 tháng giêng và ngày rằm tháng 8 âm lịch, trong ngày hội có tổ chức rước kiệu và rất nhiều trò chơi dân gian.
+ Làng văn hóa Ngòi Tu: Làng thuộc xã Vũ Linh, nằm trên tuyến đường đông hồ, thuận lợi cả về giao thông đường thủy và đường bộ. Trong làng có 105 hộ đồng bào Dao định cư từ năm 1970 và giữ được nguyên vẹn các phong tục, tập quán truyền thống của người Dao quần trắng.
+ Làng văn hóa Cây Tre: Làng thuộc xã Xuân Lai, đây là nơi tập trung sinh sống của đồng bào người Tày với nhiều phong tục, tập quán truyền thống còn được lưu giữ trong sinh hoạt cộng đồng.
Hiện nay các doanh nghiệp đã tập trung vào khai thác mạnh mẽ những giá trị văn hóa truyền thông vào du lịch, hình thành tour du lịch homestay, xây dựng resort theo phong cách, kiến trúc của các dân tộc, ăn các món ăn đặc sản của các dân tộc cư ngụ trên dịa bàn khu vực Hồ Thác Bà, điển hình cho loài hình này đó là khu nghỉ dưỡng LAVIAVULINH là một mô hình resort khá thành công tại Hồ Thác Bà.