Tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 44)

TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

2.1.1. Tỉnh Yên Bá

Yên Bái nằm ở vùng tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với tỉnh bạn.

Yên Bái có diện tích tự nhiên là 6.882,9 km, nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Năm 2010, tổng dân số toàn tỉnh là 752.922 người. Mật độ dân số bình là 109 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó người Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%, người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác. [24]

Yên Bái là nơi sinh sống của cư dân nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đều bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Nét văn hóa đặc sắc của người Tày được thể hiện qua những làn điệu hát ru truyền thống, ca ngợi tình yêu đôi lứa, các

tấm gương sáng trong lao động xây dựng quê hương, bản làng. Người Dao giỏi săn bắn thú rừng và làm nương rẫy. Y phục của người phụ nữ Dao được thêu dệt với những hoa văn đẹp và cầu kỳ là nhưng nét đặc sắc của người dân nơi đây.

Những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Yên Bái như lễ “tẳm khẩu mẩu” của người Tày ở Đổng Khê (Văn Chấn), lễ cưới của người Dao ở Bảo Ái (Yên Bình), lễ đón mẹ lúa của người Khơ Mú ở Nghĩa Sơn (Văn Chấn) … cũng là các sản phẩm văn hóa truyền thống còn được lưu giữ và phát huy.

Bên cạnh những giá trị văn hóa từ phong tục tập quán của người dân bản địa, Yên Bái còn có ưu thế về phong cảnh thiên nhiên đa dạng: hang Thẩm Lộ, động Xuân Long, động Thủy Tiên, Hồ Thác Bà, suối Giàng, cánh đồng Mường Lũ, di tích cách mạng, đền Nguyễn Thái Học, … tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nơi đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 44)