TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.1.4.7. Tình hình thu hút khách du lịch
phát triển khởi sắc, số liệu tổng hợp về doanh thu và lượt khách cụ thể ở bảng kết quả khách du lịch như sau:
Bảng 2.6: Kết quả khách du lịch năm 2008 – 2011 tỉnh Yên Bái
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2008 2009 2010 2011
Tổng số lượt khách nội địa L/K 253,745 267,100 287,204 349,000
Tổng số lượt khách quốc tế L/K 11,522 12,128 13,041 17,800
Tổng lượt khách L/K 265,266 279,228 300,245 366,800
Doanh thu từ khách nội địa Nghìn đồng 91,855,594 96,690,099 103,967,84
8 115,404,311
Doanh thu từ khách quốc tế Nghìn đồng 17,282,585 18,192,195 19,561,500 21,322,035
Tổng doanh thu Nghìn đồng 109,138,17
9 114,882,294 123,529,348 136,726,346
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái)
Hình 2.3: Biểu đồ lượng khách du lịch tỉnh Yên Bái năm 2008 – 2011
Từ bảng và biểu đồ trên ta nhận thấy lượng khách du lịch đến Yên Bái có xu hướng tăng theo từng năm, nhưng chủ yếu là khách du lịch nội địa chiếm trên 95%
tổng lượng khách, trong khi đó lượng khách du lịch quốc tế lại rất khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 4 – 5 % tổng lượng khách. Khách quốc tế đến với Yên Bái chủ yếu là khách Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, … họ thường lưu lại Yên Bái rất ngăn ngày để tham quan trong chuyến đi du lịch kết hợp ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai. Thị trường khách du lịch chủ yếu của tỉnh là khách nội địa, khách nội địa đến với Yên Bái với rất nhiều mục đích khác nhau như: du lịch tham quan các giá trị văn hóa, thắng cảnh, thác nước; du lịch sinh thái; du lịch lễ hội, tín ngưỡng, ... Để có được kết quả trên du lịch Thác Bà đóng góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch cũng như quảng bá hình ảnh đặc trưng của Yên Bái đến với du khách. Đặc biệt năm 2011 tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo huyện Yên Bình tổ chức lễ hội “Âm vang hồ Thác Bà” nhằm quảng bá những nét đặc sắc của vùng hồ này tới du khách trong nước và quốc tế, đồng thời mời gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch. Rất nhiều nét đặc sắc được giới thiệu trong lễ hội như: Lễ dâng hương đền Mẫu, chương trình nghệ thuật, trình diễn trang phục các dân tộc, hội trại "Vì môi trường xanh và bảo tồn thiên nhiên hồ Thác"; Hội chợ thương mại du lịch và phiên chợ quê; các hoạt động giao lưu thi đấu các môn thể thao dân tộc truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, chọi gà, đánh yến, đua thuyền, hội chọi trâu… cùng nhiều các hoạt động khác thu hút khách du lịch thập phương làm lượng khách du lịch đến với Yên Bái tăng đột biến lên 366,800 lượt khách trong đó khách du lịch đến điểm Hồ Thác Bà đạt 151,928 lượt khách, chiếm 41.42% tổng lượt khách đến với Yên Bái.
Mặc dù được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh Yên Bái, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Yên Bái đã chọn du lịch Thác Bà là một trong những danh mục được trở thành khu du lịch chuyên đề quốc gia trong điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam. Đây là định hướng chiến lược quan trọng cho sự phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái với những mục tiêu: Đưa du lịch Thác Bà thành một trong những trọng điểm của vùng Tây Bắc; phát triển du lịch có tính bền vững; đề xuất các giải pháp thực hiện đề án phát triển du lịch Thác Bà thành khu du lịch cấp quốc gia. Tuy nhiên hoạt động du lịch nơi đây còn manh mún, tự phát và mang tính thời vụ rất cao ( thường vào mùa lễ hội) du khách đến tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội, có điều đó
xảy ra là do thực trạng nơi đây chưa có nét nổi bật về văn hoá, cũng như các loại hình dịch vụ đi kèm du lịch đặc trưng vùng, đặc biệt là dịch vụ du lịch còn hạn chế, ngoài ẩm thực, còn thiếu các loại hình giải trí, địa điểm giải trí, thiếu hướng dẫn viên du lịch có trình độ, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, quảng bá du lịch hồ Thác Bà còn khiêm tốn. Để nơi đây trở thành một điểm du lịch sinh thái mang đậm nét đặc trưng vùng miền, mang đậm nét bản sắc các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc thì còn nhiều việc phải làm, như từ việc định hướng phát triển du lịch đến việc tăng cường thu hút đầu tư vào du lịch, nâng cấp, xây dựng cơ sợ hạ tầng phục vụ du lịch, đến việc tăng cường hoạt động quảng bá … cần được tiến hành làm đồng bộ và nhất quán.