Những hạn chế và giải pháp đóng góp của du khách và chuyên gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 86 - 92)

N of cases = 173.0 of Items = 25 Cronbach's Alpha = 0,

3.3. Những hạn chế và giải pháp đóng góp của du khách và chuyên gia

Sau khi thống kê số ý kiến và phân nhóm các ý kiến của du khách và chuyên gia, bảng những hạn chế sau:

Hồ Thác Bà

STT Các nhân tố hạn chế Số ý kiến Phần trăm %

1 Môi trường 9 1.73 2 Chính quyền 21 4.05 3 Cở sở hạ tầng 137 26.40 4 Dịch vụ giải trí 19 3.66 5 Bảo tồn di sản 84 16.18 6 Loại hình dịch vụ du lịch 59 11.37 7 Giá cả - cạnh tranh 12 2.31 8 Tệ nạn xã hội 23 4.43 9 Quảng bá du lịch 73 14.07 10 Ý thức người dân 42 8.09 11 Chất lượng lao động du lịch 40 7.71 Tổng số 519 100.00

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS)

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ số liệu các hạn chế năng lực cạnh tranh của Hồ Thác Bà theo ý kiến của chuyên gia và du khách

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS)

Theo ý kiến của các chuyên gia du lịch, cán bộ trong lĩnh vực du lịch và nhà kinh doanh thì hạn chế lớn nhất đó chính là cở sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất và cơ sở giao thông chiếm 26.4%, những hạn chế tiếp theo ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của du lịch HTB là: vấn đề bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch (chiếm 16.18%), quảng bá là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa (chiếm 14.07%), các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch (chiếm 11.37%). Bên cạnh đó các vấn đề về ý thức người dân, chất lượng lao động trong du lịch, vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội … Đây là những vấn đề mà chính quyền địa phương cần phải có hướng xây dựng và thay đổi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hồ Thác Bà.

Bảng 3.10: Những giải pháp đóng góp của các chuyên gia

STT Các giải pháp Số ý kiến Phần trăm %

1 Chính quyền 24 4.62

2 Cở sở hạ tầng 132 25.43

3 Thu hút đầu tư 23 4.43

4 Gia tăng dịch vụ giải tri, mua sắm 19 3.66

5 Lao động du lịch 40 7.71 6 Tệ nạn xã hội 23 4.43 7 Ý thức người dân 40 7.71 8 Quy hoạch tổng thể 33 6.36 9 Quảng bá du lịch 69 13.29 10 Đa dạng loại hình du lịch 50 9.63 11 Giá cả 30 5.78

12 Bảo vệ tài nguyên du lịch 36 6.94

Tổng số 519 100.00

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ số liệu các giải pháp theo ý kiến của chuyên gia và du khách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hồ Thác Bà

Những giải pháp mà các chuyên gia, các cán bộ và nhà kinh doanh du lịch đưa ra, ưu tiên hàng đầu là:

+ Đầu tư, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch và cơ sở giao thông với 132 ý kiến chiếm 25.42 %

+ Quan tâm, đầu tư vào việc năng cao hình ảnh, quảng bá rộng rãi hình ảnh du lịch HTB tới du khách với 69 ý kiến chiếm 13.29 %

+ Tiếp theo là giải pháp sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình du lịch, tạo tính đặc trưng cho sản phẩm với 50 ý kiến chiếm 9.63%. Bên cạnh đó cũng phải chú trọng vào các giải pháp nhân lực trong du lịch (7.71%), bảo vệ tài nguyên du lịch (6.94%), nâng cao ý thức người dân địa phương (7.71%), …

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã phân tích một cách chi tiết và cụ thế các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm du lịch Hồ Thác Bà và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Trong đó, ba biến số có mức độ ảnh hưởng lớn nhất là: Biến số về Thể Chế và cơ sở hạ tầng; Biến số về Nguồn lực Tài nguyên du lịch và biến số về Chất lượng dịch vụ du lịch

Trong chương 3 thông qua điều tra thực tế tác giả cũng đã lượng hóa được các ý kiến đánh giá về năng lực cạnh tranh của điểm du lịch Hồ Thác Bà.

Bên cạnh đó, chương 3 cũng đã tổng hợp được các ý kiến đóng góp về hạn chế và giải pháp của chuyên gia và khách du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm du lịch Hồ Thác Bà.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w