Chỉ số năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 36)

Năng lực cạnh của điểm đến có thế được hiểu “là tập hợp các yếu tố nguồn lực như tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính , các chính sách, thể chế và con người của một điểm đến tạo ra một hình ảnh về sự phát triển du lịch bền vững, có hiệu quả, hình thành nên khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch và đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất” [12]

Chỉ số năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là sáng kiến của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), mục đích của chỉ số năng lực cạnh tranh này là đo lường các nhân tố và chính sách nhằm thu hút khách và phát triển du lịch của các quốc gia. Chỉ số năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được đưa ra dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà Chiến lược như Booz Allen Hamiltion, hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA), tổ chức liên minh bảo tồn tự nhiên quốc tế (IUCN), tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC). [17]

Bên cạnh đó đã có những ý kiến đóng góp rất quan trọng của các tập đoàn lớn trên thế giới về chỉ số năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch như: Abercrombie & Kent, Bombardier, British Airways, Carlson, Emirates Airline, … [17]. Trong báo cáo về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành năm 2011 của diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực của điểm đến du lịch bao gồm 14 chỉ tiêu được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chỉ số năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch

( Nguồn: WEF Travel Competitiveness Report 2011) 1.3.2.1. Ổn định về chính trị và hệ thống quy phạm pháp luật

Đây được coi là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế - chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các địa phương, các vùng và các quốc gia. Nếu một vùng có chiến tranh, thường xuyên xảy ra xung đột, bạo động, cướp bóc,… thì người dân vùng đó sẽ không có điều kiện để đi du lịch, và đặc biệt vùng đó sẽ không có lợi thế để thu hút các nhà kinh doanh cũng như du khách.

Các nhân tố thuộc môi trường pháp lý, hệ thống quy phạm pháp luật tác động nhiều hơn, trực tiếp hơn đến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch theo nhiều hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w