Khái niệm về du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 32)

Hoạt động du lịch đã được biết đến từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài người cách đây khoảng 1 triệu năm, mặc dù hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ rất lâu, và phát triển với tốc độ rất nhanh: theo Tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO) nếu như năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người, đến năm 2010 số lượng người đi du lịch trên toàn cầu đạt đến con số 935 triệu lượt, dự kiến năm 2012 con số này sẽ vượt mức 1 tỷ lượt. Song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau. [10]

Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa loài người đã khởi hành với rất nhiều lý do khác nhau như: vì ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, ….

Vào đầu thế kỷ thứ 17, bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng về giao thông trên thế giới – đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặt nhiều hơn trong ngành sản xuất đường sắt, đóng tàu và công nghiệp sản xuất ô tô. Chỉ sau một thời gian ngắn ở Châu Âu và Châu Mỹ mạng lưới đường sắt đã được hình thành. Nhiều tàu lớn, nhỏ, hiện đại đã đi khắp các biển trên thế giới. Giao thông trở thành nguyên nhân chính và điều kiện vật chất quan trọng giúp cho việc phát triển các cuộc khởi hành của con người. Muộn hơn, khi du lịch trở thành đại chúng, bắt đầu nảy sinh ra hàng loạt vấn đề về việc đảm bảo chỗ ăn, chỗ ngủ cho những người tạm sống ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Lúc này bắt đầu xuất hiện các nghề mới trong dân chúng tại các vùng du lịch như: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi giới, hướng dẫn du lich .v.v… Hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách sạn, quán ăn, của hàng, … lần lượt ra đời. Từ giữa thế kỷ thứ 19 du lịch mới thực sự trở thành một hiện tượng đại chúng và lặp đi, lặp lại đều đặn. Đó cũng là lý do giải thích tại sao khoa học du lịch ra đời muộn hơn các ngành khoa học khác. [10]

phát triển nội dung của nó không ngừng được mở rộng ngày càng đa dạng, phong phú. Để đưa ra một định nghĩa vừa mang tính bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn các tác giả đã gặp không ít khó khăn:

Thứ nhất: Do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới góc độ khác nhau, do đó các tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về du lịch:

- Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch

Du lịch được hiểu là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của các cá nhân, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị.

- Tiếp cận trên góc độ của người kinh doanh du lịch

Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch, họ coi du lịch là cơ hội để họ bán những sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (khách du lịch).

- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương

Đứng trên góc độ của chính quyền địa phương du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch.

- Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng địa phương

Du lịch là cơ hội để tìm hiểu văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài, là cơ hội để họ tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, nghề thủ công truyền thống …

Thứ hai: Do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau

Có một số học giả đã cho rằng thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Pháp “le tourisme” có nghĩa là cuộc hành trình đi đến một nơi nào đó và có sự trở lại

Người Đức lại không sử dụng từ gốc tiếng Pháp mà sử dụng từ “der fremdenverkehrs” là tổ hợp của 3 từ với nghĩa là: Lạ, Giao thông ( đi lại) và mối quan hệ. Vì vậy, các học giả người Đức nhìn nhận du lịch như là mối quan hệ, sự đi

lại hay vận chuyển của những người du lịch.

Tuy chưa có sự thống nhất về nguồn gốc của thuật ngữ “du lịch” của các học giả khác nhau, nhưng điều quan trọng hơn là nghĩa đầu tiên của thuật ngữ đó đều được bắt nguồn từ gốc: cuộc hành trình đi một vòng, từ nơi này đến nơi khác và có sự quay trở lại

Thứ ba: Do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch - Do tính chất đồng bộ và tổng hợp của nhu cầu du lịch - Do tính chất tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch - Do mối quan hệ, liên kết với các ngành khác, các nhà cung cấp

- Do du lịch là hoạt động kinh tế mới mẻ, còn đang trong quá trình phát triển

Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh định nghĩa về du lịch được đưa ra: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Ở đây giải trí là động cơ chính của du lịch.[10]

Năm 1930 ông Glusman, người Thụy Sỹ đã định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của người đến từ một điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”. [10]

Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf – hai người được coi là những người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa định nghĩa : “

Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [10]

Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa Canada diễn ra vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên), trong một khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong pham vi vùng tới thăm”. [10]

Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[14]

Như vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 32)