Bối cảnh và xu hướng du lịch thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 92 - 93)

CẠNH TRANH CỦA KHU DU LỊCH HỒ THÁC BÀ, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁ

4.1.1. Bối cảnh và xu hướng du lịch thế giớ

Thế giới trong bối cảnh có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam, tác động trực tiếp đến ngành Du Lịch. Diễn đàn kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh trnah và tính phục thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong đó hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á – Âu, Mỹ - Châu Âu, Nhật Bản – Asean và các nên kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút khách du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn.

Mặt khác những bất ổn chính trị tại một số quốc gia, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, đặc biệt những biểu hiện của biến đổi khí hậu là những yếu tố gây nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới Việt Nam được coi là một trong năm quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Tiếp theo đó là cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 – 2009 và hậu quả của nó đã có tác động mạnh mẽ và nhiều mặt, đặc biệt là tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. Các nước nhất là những nước đang phát triển đều tìm kiếm các giải

pháp khôn khéo hơn, dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch.

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức khoa học công nghệ được ứng dụng có hiệu quả. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao được sử dụng như những công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các quốc gia. Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh mẽ trong hoạt động du lịch. Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng và là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất thế giới, góp phần vào sự phát triển của quốc ga. Đặc biệt là các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch vì cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w