Tình hình phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 93)

CẠNH TRANH CỦA KHU DU LỊCH HỒ THÁC BÀ, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁ

4.1.2.1. Tình hình phát triển du lịch

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năm (5 triệu lượt trong năm 2010, đến hết năm 2011 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 6.014.032 lượt, tăng 19,1% so với năm 2010), khách du lịch ra nước ngoài (outbound) có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.[1]

Thu nhập du lịch ngày càng cao, năm 2010 thu nhập từ du lịch đạt 96 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2011 con số này đã lên mức 130 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 35% so với năm 2010. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch chưa cân xứng, thể hiện qua hiệu quả kinh doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp ( 5.25% GDP năm 2009). [1]

Đầu tư vào du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư vào khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và thiếu đồng bộ, liên hòa nên hiệu quả tổng thể không cao.

Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch và hạ tầng cơ sở liên quan vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng được cải tiến; nhiều khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ và tiêu chuẩn quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành.

Ngành du lịch ngày càng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội ( hăng năm tạo thêm 30 – 40 nghìn lao động trực tiếp. Chất lượng nhân lực trong ngành du lịch qua đào tạo bàn bản và kinh nghiệm thực tế chiếm tỷ trọng ngày càng cao nhờ sự nỗ lực của ngành và hỗ trợ quốc tế cũng như các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch ngày càng được mở rộng và nâng cấp.

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.

Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu.

Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường đã được chú ý nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi.

Nhận thức về du lịch đã có bước cải tiến và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w