TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.3.4.2. Sản phẩm dịch vụ du lịch
Công tác phát triển sản phẩm du lịch được quan tâm, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng và sản phát triển sản phẩm mới bên cạnh những sản phẩm truyền thống đang được củng cố và nâng cao về chất lượng. Các sản phẩm du lịch mang tính liên vùng đã đi vào hoạt động sau những chuyến du lịch tổ chức thành công của các doanh nghiệp như tour du lịch về cội nguồn các tỉnh Tây Bắc. Ngành du lịch cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp, chính quyền địa phương tổ chức các đoàn khảo sát đánh giá các điểm du lịch để đề ra giải pháp phục hồi, nâng cao chất lượng các tour du lịch như: đền Thác Bà (hay đến Mẫu), đền Đại Cại, hang Ma mút, chùa São, núi Vua Áo Đen, động Cô Tiên.v.v… Các dịch vụ trong các lễ hội, đặc biệt là trong lễ hội Âm vang Hồ Thác đã đa dạng hơn, mang đậm nét văn hóa sâu sắc đã thu hút được du khách. Với mục tiêu khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét đặc trưng dân tộc tỉnh Yên Bái; tăng cường tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh, kết nối tour, tuyến du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thu hút khách du lịch đến với Yên Bái, tăng nhanh thu nhập từ du lịch. Xúc tiến đầu tư trong, ngoài nước, tỉnh Yên Bái thực sự muốn Đẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trên cơ sở đầu tư hạ tầng và khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử.
Một số sản phẩm du lịch đang được tập trung khai thác + Thăm quan các di tích lịch sử, hang động:
Hệ thống hang động của khu vực du lịch hồ Thác Bà là điểm tham quan khá hấp dẫn. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch văn hóa của khu còn đơn điệu, quy mô nhỏ lẻ chưa tạo sức hút mạnh đối với khách du lịch, bởi khách du lịch đến đây hầu như dụng toàn bộ thời gian để thăm cảnh đẹp của hồ.
Hiện nay các điểm du lịch di tích, hang động đang được đầu tư nâng cấp, phát triển. Tuy nhiên, các di tích chỉ được đầu tư nhỏ hẹp quy mô chưa lớn, chưa tạo ra được những nét đặc trưng văn hóa cũng như kiến trúc.
Điều này cho thấy hiện các cấp, các ngành chính quyền địa phương chưa có chính sách cũng như quan tâm đầu tư phát triển loại hình sản phẩm du lịch này ở khu vực vùng hồ. Chính vì điều này mà các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ dừng lại ở việc đưa khách đến thăm quan hồ và kết hợp thăm quan các điểm di tích, chứ chưa chú trọng xây dựng những bài thuyết minh hưỡng dẫn tại các điểm thăm quan này.
+ Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của các bản làng
Bên cạnh di tích lịch sử, hệ thống hang động, điểm đặc biệt của vùng hồ Thác Bà là hiện nay vẫn còn nhiều bản, làng của các dân tộc thiểu số với phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống như: lễ hội xuống đồng, lễ mừng cơm mới, lễ hội Thác Bà. Loại hình du lịch này mang nhiều nét độc đáo, song vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của du khách. Sở dĩ như vậy vì việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể vào hoạt động kinh doanh du lịch chưa được chú trọng. Quy mô lễ hội còn nhỏ bé, các công tác xúc tiến quảng bá chưa được đầu tư. Thêm vào đó là kinh phí đầu tư khai thác, bảo vệ tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên văn hóa còn thấp, đây là lý do làm cho sản phẩm du lịch này càng trở nên đơn điệu và xuống cấp về môi trường, cảnh quan của các bản làng dân tộc ít người.
+ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Loại hình du lịch này đang được chính quyền và các nhà tập trung đầu tư và bước đầu thấy được hiệu quả. Với những ưu đãi về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
+ Du lịch thể thao dưới nước
Đây là loại sản phẩm du lịch khá mới mẻ, và thu hút được sự quan tâm của du lịch. Các đơn vị kinh doanh đã tăng cường đầu tư các thiết bị để phát triển loại hình du lịch này như: ca no, lướt ván, …