CẠNH TRANH CỦA KHU DU LỊCH HỒ THÁC BÀ, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁ
4.5.5. Kiến nghị với người dân địa phương
Người dân cần tự giác trong việc bảo vệ môi trường sống, duy trì phong tục tập quán sống truyền thống
Chủ động trong việc tìm hiểu và nhận thức sâu sắc về du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái…
Cùng với chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch tham gia tổ chức, duy trì các lễ hội văn hóa truyền thông, và không ngừng quảng bá hình ảnh du lịch Hồ Thác Bà tới du khách.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và những nghiên cứu, phân tích ở chương 2 và 3 chương 4 đã thực hiện đươc những nội dung sau:
- Trình bày khái quát được xu hướng vận động của du lịch thế giới, cũng như bối cảnh phát triển Việt Nam giai đoạn hiện này và đặc biệt đã trình bày được định hướng phát triển du lịch Hồ Thác Bà
- Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
- Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nguồn lực du lịch của Hồ Thác Bà. - Trình bày những kiến nghị đối với các Trung Ương, chính quyền địa phương, … tạo điều kiện thuận để nâng cao năng lực cạnh tranh của điếm đến du lịch Hồ Thác Bà.
KẾT LUẬN
Xác định các nhân tố tạo nên và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch là yêu cầu cấp thiết của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Du lịch Hồ Thác Bà được xác định là khu vực phát triển du lịch trọng điểm mang tầm quốc gia thì việc xác định năng lực cạnh tranh là vô cùng quan trọng.
Việc nghiên cứu đề tài đi theo trình tự từ tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới và khái quát hóa năng lực cạnh tranh về du lịch của vùng Hồ Thác Bà làm cơ sở để phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của vùng Hồ Thác Bà.
Khi các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh và xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh du lịch của vùng Hồ Thác Bà được xác định từ đó thấy được ưu điểm, nhược điểm rút ra từ các nhân tố liên quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh để tìm ra nguyên nhân.
Đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Hồ Thác Bà từ năng lực về thể chế và cơ sở hạ tầng, năng lực về sự năng động của chính quyền, nguồn lực di sản văn hóa, nguồn lực tự nhiên, giá cả dịch đều liên quan đến khả năng cạnh tranh của du lịch.
Trên cơ sở lý thuyết và từ bức tranh thực tiễn các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của du lịch Hồ Thác Bà, đưa ra một số định hướng và nhóm giải pháp quan trọng nhằm góp phần năng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hồ Thác Bà. Đồng thời tác giả cũng đã có một số kiến nghị đến chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện giúp thực hiện được các giải pháp năng cao năng lực cạnh tranh của vùng.
Đề tài hy vọng góp phần vào việc năng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của Hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách và khẳng định Hồ Thác Bà thực sự là vùng du lịch trọng điểm cấp quốc gia.