TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.4.2.2. Thiết kế bảng hỏi và thang đo
Trong nghiên cứu này, bảng hỏi được sử dụng với thang đo khoảng cách để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Bảng câu hỏi tự trả lời là một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả khi nhà nghiên cứu biết chính xác điều cần hỏi và cách đo lường các biến nhằm đạt được kết quả phù hợp và sự chính xác ( được trích dẫn bởi Sekaran, U ., 2000).
Phiếu thu thập thông tin từ người được phỏng vấn được chia làm bốn phần: + Phần thứ nhất: Là những câu hỏi được đưa ra nhằm thu thập thông tin cơ bản về người được điều tra như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn.
+ Phần thứ hai: phần này gồm 25 câu hỏi gồm các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Phần này sử dụng thang điểm Li-kert từ 1 đến 7, trong đó điểm 1 là điểm số thấp nhất phản ánh sự bất đồng hoàn toàn đối với nhận được đưa ra và 7 là điểm số thấy sự hoàn toàn đồng ý với nhận định. Người được điều tra sẽ cho biết ý kiến của mình về các chủ đề đó bằng cách khoanh tròn vào số điểm mà họ cho là thích hợp với ý kiến của mình. Bằng cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người được điều tra và sử dụng điểm số Li-kert này trong phân tích số liệu đa biến và kiểm định thống kê sau này.
+ Phần thứ ba: Là câu hỏi cho biết đánh giá chung nhất về năng lực cạnh tranh của điểm đến Hồ Thác Bà. Phần này đưa ra 5 mức từ thấp đến cao để cho
người được phỏng vấn lựa chọn là: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao và Rất cao. + Phần thứ bốn: Gồm hai câu hỏi để người phỏng vấn cho biết ba hạn chế lớn nhất cản trở việc nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm du lịch Hồ Thác Bà và 3 giải pháp thích hợp nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm du lịch Hồ Thác Bà ( xem phụ lục phiếu điều tra).
Thang điểm Likert ( từ 1 đến 7 theo mức độ tăng dần) được sử dụng để lượng hóa các mức độ đánh giá về các chỉ tiêu ảnh hưởng đến các nhân tố trong năng lực cạnh tranh, trên cơ sở đó xác định năng lực cạnh tranh của điểm du lịch Hồ Thác Bà