IV. Tiến trình dạy và học:
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINHLUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- hãy nêu dàn bài chung của bài văn lập luận chứng minh . Trình bày cụ thể bước lập dàn bài đề : Chứng minh tính đúng đắn câu TN “ Có công mài sắt có ngày nên kim “
- Đối với bài văn lập luận chứng minh có mấy cách mở bài ? Hãy kể ra . Giữa mở bài và kết bài trong bài lập luận chứng minh cần đảm bảo yêu cầu gì ? Hãy đọc mở bài và kết bài đề : Chứng minh tính chân lí trong bài thơ “ Không có việc gì khó . . . làm nên “ . Hãy cho biết em đã sử dụng cách mở và kết bài nào ?
3. Bài mới : a) Giới thiệu :
Ở những tiết trước , chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về lý thuyết và các bước làm bài lập luận chứng minh . Hôm nay , chúng ta sẽ luyện tập lập luận chứng minh vào 1 đề bài cụ thể
b) Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề
- Ghi đề lên bảng
- Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? Em hiểu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn “ là gì ?
- Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào ?
Hoạt động 2 : Tìm ý
- Hãy diễn giải nội dung câu TN - Nhận xét , sửa chữa
- Đọc đề /51
- Chứng minh : lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng – 1 đạo lý lý sống đẹp đẽ của dân tộc VN - Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để người đọc , người nghe thấy rõ điều nêu ở đề bài là đúng đắn , là có thật - Thảo luận
2 câu TN trên , tuy có cách diễn đạt không giống nhau nhưng cùng nêu lên 1 bài học về lẽ sống , về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người . Đó là lòng biết ơn , nhớ về nguồn cội của người trồng cây , người khơi nguồn . Người ăn quả chín thơm ngon , không được quên công lao của người trồng cây vất vả sớm hôm chăm bón . Người uống ngụm nước trong lành hãy nhớ đến cội nguồn dòng nước . Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc , tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn con người VN . - Hãy tìm những biểu hiện của đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây , Uống nước nhớ nguồn “ trong thực tế đời sống
- Người VN có thể sống thiếu các phong tục , lễ hội ấy được không ? Vì sao ? - Sau khi đã trình bày luận điểm , dẫn chứng cụ thể chúng ta cần trình bày thêm những ý nào ?
Hoạt động 3 : Lập dàn bài
- Theo yêu cầu của đề bài ta cần sắp xếp ý theo theo trình tự nào ?
- Sắp xếp ý dựa vào những luận điểm chính nào ?
- Các lễ hội : giỗ tổ Hùng Vương , vua Quang Trung , Hai Bà Trưng . . .
- Các ngày cúng giỗ - Ngày Nhà Giáo VN , Thương Binh , Liệt sĩ , Quốc tế Phụ Nữ , ngày thầy thuốc VN
- Phong trào đền ơn đáp nghĩa , chăm sóc bà mẹ VN anh hùng . . .
- Các câu ca dao , tục ngữ - Suy nghĩ , bổn phận , lời khuyên về đạo lý cao đẹp - Trình tự thời gian “ Từ xưa đến nay” (chiều dọc ) + Từ xưa , dân tộc VN đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn , luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng thành quả , những niềm hạnh phúc trong cuộc sống
+Đến nay , đạo lý ấy vẫn được những con người VN của thời hiện đại tiếp tục phát huy
4. Dặn dò :
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề bài trên - Chuẩn bị : + Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Tìm 1 số tranh ảnh , mẫu chuyện về Bác Hồ - Học bài “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt “