- Trích đoạn có mấy nhân vật ?
Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch ? Những nhân vật này thuộc loại vai nào trong chèo ? đại diện cho ai ?
- Đọc phần giới thiệu về nhân vật chèo /118-SGK
- Chú thích / 119 – SGK
+ Có 5 nhân vật : Thị Kính , Thiện Sĩ , Sùng Ông , Sùng Bà , Mãng ông
+ Cả 5 nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch
+ Có 2 nhân vật chính
- Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì ?
- Qua lời nói , cử chỉ của Thị Kính ở đây , em có nhận xét gì về nhân vật này ?
Hình ảnh người vợ thương chồng , tình cảm của Thị Kính đối với chồng rất chân thật , tự nhiên . Vậy mà những tình cảm tốt đẹp ấy của Thị Kính đã bị Thiện Sĩ hiểu lầm khi thấy Thị Kính dao xén chiếc râu , Thiện Sĩ giật mình thức giấc hốt hoảng kêu lên . Sau khi nghe Thiện Sĩ “ kể tội “ Thị Kính , Sùng Ông và Sùng Bà đã có những hành động lời nói như thế nào ?
- Hãy liệt kê và nhận xét về hành động ngôn ngữ của Sùng Bà đối với Thị Kính ?
Ngôn ngữ toàn những lời đay nghiến , mắng nhiếc , xỉ vả . Dường như mỗi lần mụ cất lời , Thị Kính lại thêm 1 tội . Mụ trút cho Thị Kính đủ tội , không cần hỏi rõ sự tình , không cần phân biệt phải trái và mụ đuổi Thị Kính đi
Thị Kính : nhân vật nữ đức hạnh , nết na , đại diện cho người phụ nữ lao động
Sùng Bà : nhân vật mụ ác , đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến
- Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng
- Đọc độc thoại từ “ Dạo vợ chồng . . . một mực “
+ Cử chỉ đối với chồng ân cần dịu dàng : khi chồng ngủ , dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng , thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn , lo lắng về sự dị hình chẳng lành
+ Ngôn ngữ độc thoại thể hiện làn điệu nói sử tô đậm cảnh gia đình ấm cúng
- Đọc đoạn từ “ Hú vía . . . cha con ơi “
- Thảo luận + Hành động :
Dúi đầu Thị Kính xuống Bắt Thị Kính ngửa mặt lên Không cho Thị Kính phân bua Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống
Rất tàn nhẫn thô bạo + Ngôn ngữ
Cái con mặt sứa gan lim này Chém bổ băn vằm xả xích mặt
Gái say trai lập chí giết chồng Phi mặt gái trơ như mặt thớt Này con kia ! Tam tòng tứ đức nhà mày để ở đâu hả ?
- Theo em , Sùng bà đuổi Thị Kính đi ngoài lí do cho rằng Thị Kính âm mưu giết chồng ra còn lí do nào khác nữa không ?
- Căn cứ vào đâu mà em khẳng định điều đó ?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Sùng bà ?
Vốn từ ngữ phân biệt chuyện “ thấp cao “ của mụ thật phong phú . Lời lẽ của mụ qua các làn điệu hát sắp , nói lệch , múa hát sắp chợt càng biểu lộ rõ thái độ trấn áp tàn nhẫn , phũ phàng . Thị Kính tuy có đủ đức hạnh nhưng vẫn không được gia đình chồng chấp nhận chỉ vì người phụ nữ này không có nguồn gốc cao quý . Mỗi thời gia cấp bám rễ vào trong vấn đề hôn nh6an thật sâu sắc .
Sùng bà chỉ ra trò trong 1 lớp nhưng rất tiêu biểu cho 1 loạt vai trong chèo cổ : vai mụ ác .
- Trong đoạn trích này , ta thấy mấy lần Thị Kính kêu oan ? Kêu oan với ai ? Khi nào lời kêu oan mới được cảm thông ? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó ?
- Khi nghe Thị Kính kêu oan , thái độ Thiện Sĩ ra sao ?
Lúc này , Thiện Sĩ chỉ là 1 nhân vật thừa trên sân khấu
- Lí do sâu xa hơn đó là mối quan hệ giai cấp
- Thể hiện ngay trong ngôn ngữ bởi lời lẽ của mụ
- Lời lẽ mụ phân biệt đối xử . Trong lời lẽ của mụ , quan hệ giữa mụ và Thị Kính đã vượt ra khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu mà đó là quan hệ giai cấp .
- 5 lần kêu oan . Trong 5 lần ấy thì 4 lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng . Lần cuối cùng với cha .
+ Lần 1 : với mẹ chồng “Giời ơi ! Mẹ ơi , oan cho con lắm , mẹ ơi ! “
+ Lần 2 : với mẹ chồng “ Oan cho con lắm mẹ ơi ! “
+ Lần 3 : với chồng “ Oan cho thiếp lắm chàng ơi !
+ Lần 4 : Van xin mẹ chồng “ Mẹ xét tình cho con , oan cho con lắm mẹ ơi !“
- Thiện Sĩ đớn hèn , nhu nhược . Thiện Sĩ hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng thương yêu chăm chút , gắn bó với mình cho mẹ hành hạ
- Kết cục nỗi oan của Thị Kính như thế nào ?
- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà , Sùng Bà & Sùng ông còn làm điều gì tàn ác ? Theo em , xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cai nhất ở chỗ nào ? Vì sao ?
Sùng ông và Sùng bà đã làm cho cha con Mãng ông phải nhục nhã , ê chề . Hơn thế nữa , nhanh như trở bàn tay , Sùng ông đã thay đổi quan hệ thông gia bằng những hành động vũ phu : dúi ngã mãng ông
Kịch phải có mâu thuẫn , xung đột . Ở chỗ này xung đột kịch tập trung cao nhất : Thị Kính bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau oan ức , nỗi đau tình vợ chồng tan vỡ và giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh cha già thân yêu bị cha chồng hành hạ .
- Em hãy tìm những cử chỉ , lời nói biểu hiện rõ tâm trạng của Thị Kính
- Hãy nhận xét nghệ thuật và ý nghĩa về hình ảnh sử dụng trong lời than thở của Thị Kính ?
- Đến lần thứ 5 kêu oan với cha , Thị Kính mới được cảm thông nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực
Mối tình chồng vợ Thị Kính – thiện Sĩ tan vỡ . Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng
- Trước khi đuổi Thị Kính , Sùng ông và Sùng bà còn dựng lên 1 vở kịch tàn ác : lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu , thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về .
+ Cử chỉ : nhìn từ cái kỉ đến sách , thùng khâu , cầm chiếc áo đang khâu dở , bóp chặt trong tay
+ Ngôn ngữ : Thương ơi ! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo
Bổng ai làm chăn gối lẻ loi + Hình ảnh đối lập
Bấy lâu > < bỗng
Sắt cầm tịnh hảo > < chăn gối lẻ loi
Một bên là thế giới của kỉ niệm hạnh phúc , bên kia là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vở
- GV đọc : “ Thương ôi . . . làm đôi “ Lời độc bạch gợi lên hình ảnh 1 con người đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời và nỗi đau đớn khôn cùng trước bước ngoặt của cuộc đời , đang đứng trước sự lựa chọn “ về đâu ‘ . Đây không chỉ là tâm trạng của Thị Kính mà còn là của không ít phụ nữ trong xã hội phong kiến . - Ở HKI , em đã được học văn bản nào cũng đề cập đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ? Hãy đọc lại văn bản đó
- Theo em tại sao Thị Kính lại chọn con đường “ Trá hình nam tử bước đi tu hành “ ? Ý nghĩa của việc này ? Việc Thị Kính giả trai đi tu thể hiện sự bất lực , không lối thoát đồng thời là tiếng nói tố cáo sự bất lực của xã hội đương thời .
- Con đường của Thị Kính chọn nói riêng và những người phụ nữ nói chung thật sự có giúp họ thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không ? - heo em , thế muốn thoát khỏi sự khổ đau Thị Kính phải làm gì ?
Hoạt động 4 : Tổng kết
- Hãy nêu giá trị nghệ thuật của chèo và đoạn trích ?
- Giá trị nội dung trong đoạn trích ?
Một bên là hình ảnh của tình vợ chồng hòa hợp , bên kia là hình ảnh của sự chia lìa .
+ Bánh trôi nước – HXH + Ca dao
Thân em như trái bần trôi Thân em như dãi lụa đào . . . - Thị Kính muốn quên đi nỗi đau và tỏ rõ mình là con người đoan chính
Đây là mặt tích cực
Tiêu cực ở chỗ cho rằng mình khổ vì số kiếp “ phận ẩm duyên ôi “
- Không . Bởi Thị Kính có đi tu thì nỗi mất mát , nỗi đau vẫn còn chất chứa trong trái tim Thị Kính .
- Thảo luận
- Phải đứng lên đấu tranh dù bị đau đớn , bầm dập
- Ghi nhớ
Hoạt động 5 : Luyện tập : Em hiểu thế nào về thành ngữ “ Oan Thị Kính “ ? 4. Dặn dò
- Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn “ Nỗi oan hại chồng “ - Học ghi nhớ
- Chuẩn bị :
+ Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
+ Xem lại bài : Dấu chấm và dấu phẩy ( lớp 6 )
DẤU CHẤM LỬNG & DẤU CHẤM PHẨY DẤU CHẤM LỬNG & DẤU CHẤM PHẨY
IMỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết
IIPHƯƠNG PHÁP – ĐDDH
- Diễn dịch , quy nạp , tích hợp