Cơ chê tác động của bộ tiêu chuẩn đến chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng dùng cho các trường cao đẳng sư phạm miền núi trên cơ sở trường Cao đẳng sư phạm Sơn La (Trang 33)

M ỉtậ no ản ÇJhfte sij @ao rỉ)ì fi Sfl'H

7. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất 8 Quản lý tài chính

1.3 Cơ chê tác động của bộ tiêu chuẩn đến chất lượng đào tạo.

Khi nói tới chất lượng của một nhà trường, nó phải phản ánh m ột cách toàn diện tất cả các hoạt động từ sứ mạng, mục tiêu, cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trinh đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, đến khả năng đáp ứng

Ẩlttụn ị)ăn ÇThac iặ (■ịuo r() ìiĩ 8 tin

nguồn tài c h ín h ...D o đó, bộ tiêu chuẩn được xây dụng để đánh giá và kiểm định chất lượng của m ột nhà trường cũng phải phản ánh đầy đủ và toàn diện các hoạt động đó. T rong 10 tiêu chuẩn đã được xây dựng đều có cơ chế tác động đến chất lượng đào tạo, mỗi tiêu chuẩn đều có cơ c h ế tác động riêng đến chất lượng. Để tìm hiểu cơ ch ế tác động của bộ tiêu chuẩn đến chất lượng đào tạo của m ột nhà trường, trước hết cần phân tích cơ c h ế tác động của từng tiêu chuẩn.

1.3.1 Sứ m ạng và m ục tiêu chiến lược: Trong m ỗi nhà trường việc xác định rõ sứ m ạng và m ục tiêu chiến lược có một ý nghĩa sống còn đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Vì sứ mạng và mục tiêu chiến lược đã phản ánh toàn bộ hoạt động và m ục tiêu m à nhà trường cần đạt tới, sứ mạng và mục tiêu chiến lược còn được coi như kim chỉ nam cho m ọi hoạt động của nhà trường. D o đó, m ọi hoạt động trong nhà trường phải làm sao đạt được và hoàn thành sứ m ạng và m ục tiêu chiến lược đã đặt ra. Cơ c h ế tác động của tiêu chuẩn này tới chất lượng là giúp cho mọi thành viên trong nhà trường thấy rõ được cái đích m à nhà trường cần đạt tới, từ đó định hướng và điều chỉnh để mọi thành viên tự phấn đấu vươn lên nhằm đạt được các m ục tiêu đề ra với mức độ chất lượng cao nhất.

1.3.2 T ổ chức, quản lý và công tác lập k ế hoạch: Đ ối với nhà trường cồng tác tổ chức, quản lý và lập k ế hoạch chiến lược luôn được coi là nhiệm vụ then chốt trong việc xây dựng một bộ máy thiết c h ế nhằm quản lý và điều hành mọi hoạt động trong nhà trường. Công tác tổ chức, quản lý và lập kế hoạch đạt tiêu chuẩn, tức là nó đã đáp ứng yêu cầu phát triển nhằm thực hiện mục tiêu, sứ m ạng đã đề ra. Cơ ch ế tác động của tiêu chuẩn này tới chất lượng được thể hiện trong công tác tổ chức xây dựng bộ m áy quản lý của nhà trường. Công tác tổ chức phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của nhà trường, khi xây dựng bộ máy làm việc phải dựa trên những yêu cầu chung, biết phát huy tối đa khả năng của từng đơn vị, giữa chúng luôn phải có m ối liên hệ, thống nhất hữu cơ với nhau để cùng tác động nâng cao chất lượng. Đ ồng bộ và thống nhất trong quá trình quản lý, điều hành các hoạt động trong trường, k ế hoạch lập ra phải được gắn với m ục tiêu và sứ mạng và

M i t ộ H ( U Ĩ H Ç î f t t t e i t ) Ọ a t ) < ĩ ) ì ê ' t S o n

từng bước đi của nhà trường. Do đó, nếu công tác tổ chức m à hợp lý, hiệu quả, quản lý điều hành m ột cách đồng bộ và kế hoạch lập ra đảm bảo khoa học và phù hợp thì sẽ góp phần đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và ngược lại khi chất lượng đã được khẳng định và đảm bảo, nó sẽ tác động trở lại đến công tác tổ chức, quản lý điều hành và lập kế hoạch xem công tác này đã thực sự đảm bảo và phù hợp hay chưa, nếu chưa thì có thể có những điều chỉnh và uốn nắn kịp thời.

1.3.3 C hương trình đào tạo, các hoạt động dạy và học: Chương trình đào tạo, quản lý các hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Chương trình đào tạo được coi là cơ sở và hành lang pháp lý giúp cho nhà trường quản lý, điều hành mọi hoạt động chuyên m ôn. Trên cơ sở chương trình khung đã được q u y định, các trường có thể cụ thể hoá m ột cách chi tiết đối với từng ngành học, m ôn học để phù hợp với thực tế chương trình đào tạo của m ỗi nhà trường. N ếu chương trình đào tạo mà khoa học và phù hợp với thực tế của m ỗi trường thì nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, ngoài chương trình đào tạo nhà trường cần phải coi trọng quá trình quản lý và điều hành các hoạt động dạy và học vì đây là m ột hoạt động quan trọng phản ánh toàn bộ chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó quản lý và điều hành các hoạt động dạy và học một cách khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học và của toàn xã hội thì chất lượng đào tạo sẽ không ngừng được nâng lên.

1.3.4 C ác hoạt động khoa học và ph á t triển công nghệ: Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ trong nhà trường không chỉ phản ánh hoạt động nghiên cứu khoa học của thầy và trò, mà còn phản ánh khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào trong các lĩnh vực hoạt động trong n h à trường. Cơ ch ế tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến chất lượng được thể hiện ở chỗ: Là động lực thúc đẩy các thành viên trong trường không ngừng tìm tòi, suy ng h ĩ để tìm ra các sáng kiến có giá trị cao có khả năng ứng dụng để cải tiến tốt hơn những công việc d ư ợ c giao, thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần nâng cao n ă n g lực chuyên m ôn, nghiệp vụ cho từng thành viên, đáp ứng kịp thời với

XU thế jhât triển của thời đại. Trong xu the phát triển nhanh của các thành tựu

khoa hcc và công nghệ đã có sự tác động mạnh mẽ đến các hoạt động trong nhà trưmg, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào trong các hoạ động, nhất là lĩnh vực giảng dạy và học tập phải được thực hiện thường íuyên. Thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ,

sẽ góp Ịhẩn nâng cao trình độ cho đội ngũ và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của

trong ccng việc, từ đó chất lượng đào tạo cũng được nâng lên không ngừng.

13.5 Đội ngũ giảng viên: Trong nhà trường thì đội ngũ giảng viên gần như có /ai trò quyết định đến chất lượng đào tạo. Đối với các nhà trường nếu có một đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và có một lòng tâm huyết với nghề thì chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ được đảm bảo, nâng lên không ngừng. Chính sự lựa chọn được một đội ngũ giảng viên

theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra sẽ và đáp ứng được với yêu cầu của nhà

trường thì sẽ có sự tác động mạnh mẽ đến chất lượng dạy , học và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên được coi như là những “người thợ” trong nhà máy, xí nghiệp, nếu “người thợ” có tay nghề cao (có chất lượng) thì các sản phẩm làm ra cũng sẽ có chất lượng cao, hơn nữa trong quá trình sản xuất

“người thự” luôn tìm tòi, suy nghĩ để cải tiến phương pháp và ứng dụng các

thành tựu khoa học công nghệ, do đó chất lượng sản phẩm ngày càng đảm bảo và không ngừng được nâng lên.

1.3.6 Sinh viên và công tác sinh viên: Học sinh và sinh viên là đối tượng

tác động chính của quy trình đào tạo, hay được coi là “đầu vào” của một nhà

trường, do đó nếu chất lư ợng “ đầu vào” mà cao th ì chất lượng “ đầu ra” sẽ

cao. Tuy nhiên, điều này không phải lức nào cũng đúng, vì trong thực tế nếu chất lượng “đầu vào” mà đảm bảo nhưng quy trình đào tạo không theo một nguyên tắc chặt chẽ, không đủ các điều kiện đảm bảo cho nó, không tạo cho HS&SV có được đông cơ, niềm tin để phấn đấu và rèn luyện thì chất lượng sẽ không cao. Nhưng dù sao chất lượng “đầu vào” cũng là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo của một nhà trường.

Ị .3.7 H ệ thống thư viện, trang thiết bị học lập và cơ sở vật chất: Có thể nói, hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất được coi là các

J lu tù n ont rJlute si) ('J(it) <z)iêi Sfl’n

d iề u kện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trong quy trình đào tạo các điều kiện này có tác dụng hỗ trợ, phục vụ cho

íhoạt độig dạy, học và nghiên cứu khoa học. Các điều kiện này không chỉ đáp ứ n g nhi cầu vể mặt phương tiện mà còn có tác dụng hỗ trợ để nâng cao hiệu q u ả và hiệu suất công việc trong nhà trường, nếu các điều kiện này mà đảm bảo đầ^ đủ và đáp ứng được với yêu cầu thì chất lượng đào tạo của nhà trường

sẽ khôrg ngừng được nâng lên.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng dùng cho các trường cao đẳng sư phạm miền núi trên cơ sở trường Cao đẳng sư phạm Sơn La (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)