Thẩm quyền dựa trên sự chấp thuận và thẩm quyền bắt buộc

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 44)

6. Kết cấu của Luận án

2.2.1. Thẩm quyền dựa trên sự chấp thuận và thẩm quyền bắt buộc

Nếu căn cứ vào cơ sở hình thành nên thẩm quyền thì thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế có thể được phân làm hai loại là thẩm quyền dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia và thẩm quyền được áp đặt từ bên ngoài hay còn gọi là thẩm quyền bắt buộc.

Giống như các tổ chức quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế, hầu hết các thiết chế xét xử hình sự quốc tế cho đến nay đều được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia. Sự thỏa thuận này không chỉ được biểu hiện trong giai đoạn hình thành các thiết chế, xác định nội dung, giới hạn của thẩm quyền, mà còn được thể hiện trong cả quá trình thực hiện thẩm quyền đó, đảm bảo tính chính đáng và hiệu quả hoạt động của các thiết chế.

Việc xác lập và thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia là biểu hiện của sự tôn trọng chủ quyền quốc gia. Về nguyên tắc, hoạt động trấn áp các tội phạm hình sự là một nội dung thẩm quyền thuộc chủ quyền quốc gia. Để các cơ quan tài phán quốc tế có thể xét xử được các tội phạm này, thì cần phải có sự “chuyển giao” hay “ủy quyền” thẩm quyền từ của các quốc gia cho các tòa án quốc tế.

Trong một số trường hợp, một số thiết chế xét xử hình sự quốc tế được thành lập và thực hiện thẩm quyền mà không có sự thỏa thuận, chấp thuận

45

trực tiếp của quốc gia có liên quan. Đó là trường hợp của Tòa án Nurember, Tòa án Tokyo ra đời sau Đại chiến Thế giới Thứ hai, cũng như các Tòa Nam tư cũ và Ruanđa ra đời sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Các tòa án này hoặc được thành lập chỉ trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia thắng trận hoặc trên cơ sở quyết định đơn phương của một tổ chức quốc tế nhằm xét xử các tội phạm là công dân của những quốc gia mà không có sự thỏa thuận trực tiếp của những quốc gia đó.

Trong những trường hợp này, có thể coi yêu cầu tôn trọng chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực trấn áp các tội phạm quốc tế đã bị đặt xuống vị trí thứ yếu so với nhu cầu gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế thông qua việc trừng phạt những hành vi tội phạm nghiêm trọng nhất, xâm hại đến lợi ích của cả cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 44)