Giai đoạn trước Đại chiến Thế giới Thứ nhất

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 51)

6. Kết cấu của Luận án

2.3.2. Giai đoạn trước Đại chiến Thế giới Thứ nhất

Trải qua nhiều thế kỷ, các quốc gia đã nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để trừng trị những tội phạm nghiêm trọng gây ra những thảm họa kinh hoàng cho cả cộng đồng quốc tế. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đã có những bằng chứng về việc “tội phạm chiến tranh đã bị truy tố ít nhất từ Hy Lạp cổ đại, và có thể còn trước đó nữa” [115;16], tuy nhiên, một thiết chế có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế chỉ thực sự xuất hiện vào cuối thế kỷ XV [112; 419]. Mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế là việc thành lập một Tòa án Ad hoc vào năm 1474 để xét xử Peter von Hagenbach, người bị buộc tội và sau đó bị kết án vì thực hiện tội phạm chiến tranh với các hành vi như “giết người, hãm hiếp, khai man trước tòa, và các tội phạm khác vi phạm luật pháp của Chúa và con người” [64]. Đây có thể được coi là nỗ lực quốc tế đầu tiên trong việc thành lập và thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế [95].

Mốc tiếp theo đánh dấu sự phát triển của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế là đề xuất thành lập một tòa án quốc tế thường trực có thẩm quyền xét xử các tội phạm quốc tế vi phạm các quy định của Công ước Geneva năm 1864 trong chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870-1871 [62]. Đề xuất này được đưa ra vào năm 1872 bởi Gustave Moynier người Thụy Sĩ, một trong những

52 người sáng lập Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế.

Tiếp sau đó, cũng có một số nỗ lực quốc tế khác nhằm thành lập một tòa án có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế nhưng đều thất bại, chủ yếu do thiếu ý chí đồng thuận của các quốc gia. Những vấn đề mà các quốc gia không tìm được sự đồng thuận như vấn đề dẫn độ tội phạm, quyền miễn trừ của những người đứng đầu các quốc gia. Lý do chính để các quốc gia chưa sẵn sàng cho sự xuất hiện của thiết chế xét xử hình sự quốc tế trong giai đoạn này là mối lo ngại về nguy cơ xâm hại đến thẩm quyền xét xử hình sự truyền thống của tòa án quốc gia và sự xói mòn chủ quyền của các quốc gia.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 51)