Những thuận lợi và thách thức chung của việc gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 106)

6. Kết cấu của Luận án

4.2. Những thuận lợi và thách thức chung của việc gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT

chế Rôm về TAHSQT

4.2.1. Những thuận lợi chung cần tính đến khi Việt Nam xem xét gia nhập Quy chế Rôm

Thuận lợi thứ nhất, là sự ủng hộ của Liên Hiệp quốc với TAHSQT. Cũng giống như các thiết chế quốc tế khác, TAHSQT là một thực thể pháp lý nhưng lại hình thành và hoạt động trong môi trường chính trị, do vậy sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt của Liên hợp quốc là một trong những điều kiện quan trọng để Tòa án có thể tồn tại và phát triển. Sự ủng hộ và hợp tác giữa Tòa án và LHQ đã tạo ra một lợi thế kép, một mặt giúp cho Tòa án củng cố, hoàn thiện thể chế và thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý, mặt khác cũng giúp cho LHQ tăng cường vai trò, năng lực, thực hiện tốt sứ mệnh gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.

Một trong những hoạt động quan trọng của Tòa án từ khi đi vào hoạt động, đánh dấu sự ủng hộ của LHQ với TAHSQT là việc ký kết Hiệp định về mối quan hệ giữa TAHSQT và LHQ ngày 04/10/2004 [11], tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa hai thiết chế này. Lời nói đầu của Hiệp định tái khẳng định các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ, đồng thời ghi nhận vai trò quan trọng của TAHSQT trong việc trừng trị những tội phạm nghiêm trọng, gây lo ngại cho cả cộng đồng quốc tế. Hiệp định cũng khẳng định TAHSQT là tổ chức quốc tế thường trực, có tư cách pháp nhân quốc tế và độc lập trong mối quan hệ với LHQ, theo đó, LHQ và Tòa án thiết lập mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng địa vị và chức năng của nhau. Sự ủng hộ của LHQ với TAHSQT tập trung vào hai nội dung chính là phát triển thế chế và hỗ trợ các hoạt động tư pháp [43; 124].

Về mặt thế chế, TAHSQT đóng vai trò quan sát viên và có thể tham gia vào một số công việc của ĐHĐ - LHQ. Đồng thời, LHQ cũng có thể mời Toà

107

tham dự các cuộc họp và hội nghị được triệu tập dưới sự bảo trợ của LHQ với tư cách quan sát viên về những vấn đề thuộc mối quan tâm của Tòa án. Hai tổ chức sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin, tài liệu, hỗ trợ vật chất, và trong những trường hợp cần thiết, TAHSQT có thể gửi đến LHQ báo cáo hàng năm về hoạt động của Tòa án.

Về hỗ trợ các hoạt động tư pháp, theo Điều 17 của Hiệp định, HĐBA được quyền thông báo cho Công tố viên một vụ việc liên quan đến các tội phạm quy định trong Điều 5 của Quy chế Rôm. Cho đến nay, HĐBA đã hai lần sử dụng quyền này đối với vụ việc ở Sudan và Libya. Vào ngày 26/02/2011, HĐBA đã thông qua Nghị quyết về thông báo tại Libya cho Công tố viên của Tòa án. Đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ thành viên của HĐBA, bao gồm cả các quốc gia không thành viên của Quy chế Rôm như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ đã không bỏ phiếu chống, bước đầu thể hiện sự ủng hộ của các quốc gia đối với các hoạt động Tòa án. Nghị quyết của HĐBA về thông báo cho TAHSQT bên cạnh việc thể hiện sự ủng hộ của LHQ với Tòa án, còn có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, mở đường cho việc thực hiện trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong vụ việc cần thiết để gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Thứ hai, chuyển thông điệp răn đe đến những đối tượng có ý định thực hiện các tội phạm nghiêm trọng ở những quốc gia không là thành viên của Quy chế Rôm, những tội phạm đó có thể sẽ xét xử nếu HĐBA thông báo vụ việc đến TAHSQT.

Sự hỗ trợ về mặt tư pháp của LHQ cho Tòa án còn mở rộng đối với cả các hoạt động xét xử, cơ sở vật chất và trong lĩnh vực an ninh. LHQ cũng đã tiến hành hỗ trợ Tòa án trong các hoạt động hậu cần, cung cấp các cơ sở vật chất và dịch vụ cho Tòa án, cung cấp tài liệu, thông tin về Tòa án. Theo Điều 10 của Hiệp định, LHQ sẽ cung cấp các hỗ trợ và dịch vụ cho các phiên họp của Hội đồng các quốc gia thành viên của Tòa án được tổ chức tại trụ sở của

108 LHQ tại New York.

Trong lĩnh vực an ninh, Tòa án là một thành viên của hệ thống quản lý an ninh LHQ và được mời tham dự các cuộc họp của mạng lưới an ninh của LHQ. Khi tham gia vào mạng lưới này, Tòa án có cơ hội điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy định và hoạt động của mình trong lĩnh vực an ninh nhằm phù hợp với các tiêu chí của LHQ. Văn phòng liên lạc của Tòa án đặt tại New York được thành lập là kênh đối thoại chính giữa Tòa án và Ban thư ký của LHQ. Văn phòng có nhiệm vụ hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác giữa Tòa án và LHQ cũng như với các Chương trình của LHQ và các phái đoàn thường trực, quan sát viên của LHQ.

TAHSQT là thiết chế tài phán hình sự quốc tế thường trực đầu tiên, vừa có địa vị pháp lý độc lập nhưng vừa thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với LHQ. Mối quan hệ giữa Tòa án và LHQ một mặt giúp cho Tòa án hoạt động một cách độc lập, giảm thiểu sự tác động các nhân tố chính trị, mặt khác là cơ hội để Tòa án nhận được những sự hỗ trợ to lớn của LHQ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thuận lợi thứ hai, sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế khu vực và xã hội dân sự với TAHSQT.

Sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và xã hội dân sự với TAHSQT được thể hiện rõ nét, đặc biệt tại thời điểm trước và trong Hội nghị Rôm để thành lập Tòa án. Trong thời gian diễn ra Hội nghị Rôm, đã có 160 quốc gia, 33 tổ chức quốc tế liên chính phủ và 236 tổ chức quốc tế phi chính phủ đã tham gia thảo luận, tranh luận dự thảo Quy chế Rôm [114; 12].

Trong nền công lý hình sự quốc tế, nếu như TAHSQT được xem là trụ cột tư pháp thì các quốc gia thường được ví như trụ cột thực thi, do vậy, sự ủng hộ của các quốc gia sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của Tòa án. Sự

109

ủng hộ của các quốc gia đối với Tòa án không chỉ bằng các hành động ký kết, gia nhập Quy chế Rôm mà được thể hiện trong suốt một quá trình, từ những nỗ lực đầu tiên để đi đến sự thành công của Hội nghị thành lập Quy chế Rôm, đến những nỗ lực nhằm thực thi hiệu quả các phán quyết của TAHSQT.

Sự ủng hộ của các quốc gia với TAHSQT được thể hiện cụ thể bằng các hoạt động hợp tác và hỗ trợ theo các quy định tại phần IX của Quy chế Rôm, chủ yếu tập trung vào các hoạt động tư pháp như phân tích, điều tra, bảo vệ nạn nhân và nhân chứng, các hoạt động bắt giữ, thi hành án.

Ở cấp độ khu vực, TAHSQT đã ký kết các thỏa thuận hợp tác khung với Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ và bản Ghi nhớ về Hợp tác với Khối thịnh vượng chung. Những thỏa thuận này đã tạo những cơ hội trao đổi thông tin giữa các tổ chức khu vực và TAHSQT, bên cạnh đó còn thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực cho các cơ quan tư pháp của quốc gia trong khu vực. Cụ thể, TAHSQT đã thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ với Liên minh Châu Âu, Châu Mỹ trong các hoạt động hỗ trợ Tòa án về các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật, hậu cần. Bên cạnh các đối tác chiến lược này, Tòa án cũng dành sự quan tâm thích đáng đến các khu vực quan trọng khác như Liên đoàn Ả rập, Liên minh Châu phi và khu vực Châu Á. Các hoạt động thúc đẩy hợp tác bao gồm: tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, các chuyến thăm viếng của các đại biểu cấp cao nhằm trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của Tòa án.

TAHSQT không chỉ nhận được sự ủng hộ từ phía các quốc gia, tổ chức quốc tế khu vực, mà Tòa án còn nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự. Đối với các thiết chế tài phán hình sự trước đây như Tòa Nuremberg, Tokyo, Nam Tư cũ và Ruanđa, chính sự lên án, phản đối của xã hội dân sự đã tạo ra những thách thức không nhỏ mà các thiết chế này phải vượt qua. Ngay cả với thiết chế tài phán toàn cầu như Tòa án công lý

110

quốc tế, cũng dường như thiếu vắng sự ủng hộ xã hội dân sự, thậm chí Tổ chức thương mại toàn cầu - WTO còn phải đối mặt với một số cuộc biểu tình, phản đối của xã hội dân sự. Với lợi thế có sự ủng hộ mạnh mẽ của xã hội dân sự, TAHSQT đã tranh thủ sự ủng hộ này và tiến hành thiết lập các cơ chế để tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án với các tổ chức xã hội dân sự. TAHSQT tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giữa các quan chức cao cấp của Tòa án và các đại diện của các tổ chức xã hội dân sự để cung cấp thông tin về hoạt động của Tòa án, thúc đẩy nhận thức và trao đổi về những mối quan tâm chung. Các cuộc họp ở cấp chiến lược giữa TAHSQT và các tổ chức xã hội dân sự cũng thường xuyên được diễn ra tại trụ sở của Tòa án tại The Hague, Hà Lan.

Xã hội dân sự đã thể hiện được vai trò của mình đặc biệt trong các giai đoạn vận động các quốc gia thông qua và gia nhập Quy chế. Trong đó, đáng chú ý là Liên minh cho Tòa án Hình sự Quốc tế (Coaliation of International Criminal Court) đã được thành lập vào năm 1995. Liên minh gồm hơn 2.500 tổ chức từ trên 150 quốc gia và đang dẫn đầu cuộc chiến toàn cầu để chống lại các tội phạm diệt chủng, tội phạm chiến tranh, và tội phạm chống nhân loại thông qua một cam kết với các giá trị cốt lõi của nhân quyền và công lý.

Thuận lợi thứ ba, là những diễn biến tích cực trong việc thiết lập các cơ chế bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy công lý trong khu vực ASEAN.

ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á21, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy hợp tác, hội nhập kinh tế, các mục tiêu bảo vệ quyền con người, gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực cũng được ASEAN quan tâm. Sự ra đời Hiến chương ASEAN vào năm 2007 đã tạo ra bước ngoặt lớn cho ASEAN trong việc khẳng địa vị pháp lý của tổ chức như một chủ thể trong quan hệ quốc tế. Bên

21

ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South east Asia Nations), được thành lập vào ngày 8/8/1967.Các quốc gia thành viên của ASEAN gồm: Việt Nam, Lào, Căm pu chia, Myanmar, Phi lip pin, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Bruney

111

cạnh đó, Hiến chương đã thể hiện những cam kết, nỗ lực to lớn của các quốc gia Đông Nam Á trong việc thúc đẩy công lý, an ninh và bảo vệ quyền con người.

Ngay tại lời nói đầu của Hiến chương đã thừa nhận sự gắn kết của các quốc gia vì: “…một khát vọng chung và ý chí tập thể được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài…”, “…tuân thủ các nguyên tắc về dân chủ, pháp quyền và quản trị tốt, tôn trọn và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản…”. Nội dung của Hiến chương cũng đề cập đến các mục tiêu cụ thể của ASEAN như: “duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực…đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện”.

Để thực hiện tốt các cam kết và mục tiêu trên, Điều 14 của Hiến chương ASEAN đã cam kết thành lập cơ quan nhân quyền, và cơ quan nhân quyền đầu tiên của các nước ASEAN - Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền đã được thiết lập tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2010. Cùng với thiết chế nhân quyền đầu tiên này, một số thiết chế khác cũng đã nhanh chóng được thành lập như Uỷ ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú; Uỷ ban thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN. Các cam kết, thiết chế nhân quyền mới được thành lập trong khu vực ASEAN có vai trò hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho việc đẩy mạnh hợp tác nhân quyền trong khu vực, tăng cường hiểu biết, nhận thức chung về nhân quyền và nhằm nâng cao uy tín của ASEAN trên trường quốc tế [20;97], đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy công lý, gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh.

112

cũng là một trong những lợi thế có ý nghĩa quan trọng cho Việt Nam trong tiến trình xem xét, gia nhập Quy chế Rôm.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã nhấn mạnh việc Việt Nam sẽ tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, ủng hộ và cùng thế giới đấu tranh nhằm loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và phương tiện chiến tranh hiện đại khác nhằm giết người hàng loạt, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc trên thế giới; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng.

Thực hiện chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã có những động thái tích cực thể hiện tinh thần chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn thúc đẩy nhân quyền, hòa bình, an ninh quốc tế như:

(i) Viê ̣t Nam đang chuẩn bi ̣ để tham gia l ực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiê ̣p Quốc từ đầu năm 2014

Cho đến nay, LHQ đã thành lập được 68 hoạt động gìn giữ hòa bình, với sự tham gia của 120 quốc gia và đóng góp của hơn 700.000 binh sĩ, cảnh sát và nhân viên dân sự. Hiện tại, LHQ đang duy trì 16 Phái bộ, với số lượng 111.018 người, trong đó có 77.702 quân đội, 12.553 cảnh sát, 1.844 quan sát viên quân sự, 5.107 nhân viên dân sự quốc tế, 2.088 tình nguyện viên và hơn 10.000 nhân viên địa phương. Riêng đối với ASEAN, hiện đã có 7/10 quốc gia thành viên tham gia và chỉ còn lại 3 nước là Việt Nam, Lào và Mi-an-ma chưa chính thức tham gia [46].

113

và gửi quân vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ22. Chủ trương để Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thể hiện tư duy đổi mới về hội nhập quốc tế về quốc phòng của Đảng. Đây là sự thay đổi về chất trong cách tiếp cận đối với các hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng. Cách tiếp cận này làm cho Việt Nam gần gũi hơn, gắn bó hơn với bạn bè khu vực và thế giới. Do vậy, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ làm cho sự gắn kết giữa quốc phòng của Việt Nam với hòa bình, ổn định của thế giới được mở rộng ra phạm vi toàn cầu [46].

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)