Thẩm quyền theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 73)

6. Kết cấu của Luận án

3.2.1. Thẩm quyền theo lãnh thổ

Theo quy định tại Điều 4, Quy chế Rôm, thẩm quyền theo lãnh thổ của TAHSQT được thực hiện không chỉ đối với các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên, không phụ thuộc vào quốc tịch của người phạm tội, mà còn mở rộng đối với cả các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ quốc gia không thành viên khi quốc gia không thành viên đó chấp nhận thẩm quyền của Tòa trên cơ sở một thỏa thuận Ad hoc giữa quốc gia không thành viên đó với Tòa án.

So với các tòa án của quốc gia, việc thực hiện thẩm quyền theo nguyên tắc lãnh thổ của TAHSQT không mang tính chất bền vững và ổn định, vì sẽ bị phụ thuộc và giới hạn bởi thỏa thuận của các quốc gia có chủ quyền. Hơn nữa, những quyết định của các quốc gia về việc gia nhập hoặc rút khỏi Quy

8Văn phòng Công tố, trả lời về vụ việc liên quan đến Iraq, ngày 9/2/2006, http://www.ICC-cpi.int/Menus/ICC/Structure of the Court/Office of the Prosecutor/Comm and Ref/Iraq/).

74

chế Rôm cũng kéo theo việc mở rộng hoặc giảm bớt thẩm quyền theo lãnh thổ của TAHSQT. Tuy nhiên, so sánh với các tòa án hình sự quốc tế trước đây, việc thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ của TAHSQT đã được mở rộng hơn nhiều. Điều 1 của Quy chế các Tòa Nam tư cũ và Ruanđa đã quy định cả hai tòa án này bị giới hạn thẩm quyền đối với những sự kiện diễn ra trong phạm vi lãnh thổ xác định, như trên lãnh thổ Nam Tư cũ (trong trường hợp của Tòa Nam tư cũ) và lãnh thổ của Ruanđa và các nước láng giềng (trong trường hợp của Tòa Ruanđa).

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 73)