Thẩm quyền ưu tiên và thẩm quyền bổ sung

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 45)

6. Kết cấu của Luận án

2.2.2. Thẩm quyền ưu tiên và thẩm quyền bổ sung

Nếu đặt trong mối quan hệ với thẩm quyền xét xử hình sự quốc gia, thì thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế có thể được phân làm hai loại là thẩm quyền ưu tiên và thẩm quyền bổ sung.

Trong trường hợp thứ nhất, thẩm quyền của các thiết chế xét xử hình sự quốc tế phải được ưu tiên so với thẩm quyền xét xử hình sự của các quốc gia. Thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế được ưu tiên trong những trường hợp quốc gia không mong muốn trừng trị hành vi tội phạm, hoặc các thiết chế tư pháp quốc gia không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu để có thể thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử hiệu quả. Trong trường hợp này, nhu cầu trấn áp tội phạm, phục hồi công lý đã được đặt cao hơn yêu cầu tôn trọng chủ quyền của quốc gia. Thông thường, những thiết chế hình sự quốc tế được thành lập trên cơ sở bắt buộc, không có sự thỏa thuận trực tiếp của các quốc gia cũng là những thiết chế có thẩm quyền ưu tiên so với thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia.

46

Việc thực hiện thẩm quyền ưu tiên của các thiết chế xét xử hình sự quốc tế có thể đáp ứng những yêu cầu cấp bách trong trấn áp những hành vi tội phạm đã được thực hiện trong những cuộc xung đột cụ thể. Tuy nhiên, nó cũng nảy sinh những hạn chế: Thứ nhất, việc thực hiện loại thẩm quyền này sẽ khó có được sự thừa nhận, hợp tác từ phía các quốc gia có liên quan, do vậy hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cũng như việc thực thi các bản án sẽ gặp nhiều khó khăn; Thứ hai, do không tận dụng những điều kiện về thể chế, nhân lực, vật lực tại chỗ từ phía các quốc gia, việc thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế ưu tiên sẽ phát sinh chi phí lớn, đặc biệt trong trường hợp các đối tượng bị điều tra, truy tố và xét xử có số lượng lớn. Thứ ba, việc thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế ưu tiên thường được nhìn nhận như một sự áp đặt công lý từ bên ngoài, do vậy ý nghĩa về mặt xã hội sẽ bị hạn chế, đặc biệt đặt trong bối cảnh vãn hồi hòa bình và hòa giải dân tộc sau xung đột. Để khắc phục những hạn chế nêu trên thì hình thức thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế mang tính bổ sung là một giải pháp được các quốc gia lựa chọn.

Trong trường hợp thứ hai, việc thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế bổ sung cho phép sự tồn tại song song của cả thẩm quyền xét xử hình sự quốc gia và thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế. Các thiết chế xét xử hình sự quốc tế chỉ thực hiện thẩm quyền mang tính bổ sung trong trường hợp các thiết chế xét xử hình sự quốc gia được xác định là “không muốn” hay “không thể” thực hiện thẩm quyền của mình. Đặc trưng này thể hiện rõ việc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong việc dành quyền xét xử trước nhất cho các cơ quan tài phán quốc gia. Các thiết chế xét xử hình sự quốc tế chỉ có thể thực hiện thẩm quyền của mình sau khi đã xác định rõ ý chí của các quốc gia có liên quan.

47

thời điểm hiện tại, chỉ có TAHSQT là thiết chế duy nhất được quy định thẩm quyền xét xử theo nguyên tắc thẩm quyền bổ sung.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 45)