Thẩm quyền theo thời gian

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 74)

6. Kết cấu của Luận án

3.2.2. Thẩm quyền theo thời gian

Theo quy định tại Điều 11, Quy chế Rôm, thẩm quyền theo thời gian của TAHSQT được xác định trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, Tòa án chỉ có thẩm quyền đối với những tội phạm được thực hiện sau khi Quy chế có hiệu lực. Như vậy Tòa án không có thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm đã được thực hiện từ trước 01/07/2002, ngày có hiệu lực của Quy chế Rôm. Trường hợp thứ hai, nếu một quốc gia trở thành thành viên của Quy chế sau khi Quy chế có hiệu lực thì Tòa án chỉ có thể thực hiện thẩm quyền với những tội phạm xảy ra kể từ thời điểm Quy chế Rôm có hiệu lực đối với quốc gia đó. Quy định này được dựa trên nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật luật hình sự của các quốc gia: nguyên tắc không hồi tố trong pháp luật hình sự.

Quy định về thẩm quyền theo thời gian của TAHSQT có những điểm khác biệt so với các tòa án hình sự quốc tế trước đó. Các Tòa Ad hoc và hỗn hợp chủ yếu được thành lập nhằm xét xử những tội phạm đã thực hiện từ trước thời điểm các tòa án ra đời và hoạt động, và được giới hạn trong một

75

khoảng thời gian nhất định910. Việc các tòa Ad hoc thực hiện thẩm quyền với các tội phạm đã xảy trước thời điểm các tòa được hình thành là một trong những nguyên nhân gây ra những bất đồng giữa các quốc gia khi xem xét về tính hợp pháp của các tòa án này. Nhiều ý kiến cho rằng các tòa Ad hoc đã vi phạm một trong các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự quốc tế cũng như luật hình sự của các quốc gia, nguyên tắc “không có tội khi không có luật”.

Ngay cả đối với các tòa Ad hoc, quy định về thẩm quyền theo thời gian cũng rất khác nhau. Một số tòa Ad hoc giới hạn thẩm quyền theo thời gian bằng việc quy định về ngày bắt đầu, nhưng không quy định về ngày kết thúc và cho rằng tòa tiếp tục có thẩm quyền đối với các xung đột cụ thể trong tương lai. Những ví dụ liên quan đến trường hợp này có thể thấy trong Quy chế của Tòa Nam tư cũ và Tòa án đặc biệt đối với Sierra Leone. Các trường hợp còn lại quy định rõ ràng cả ngày bắt đầu và ngày kết thúc thẩm quyền của các tòa án. Các cuộc đàm phán liên quan đến thẩm quyền theo thời gian của các tòa án thường kéo theo nhiều vấn đề chính trị phức tạp, vì các chính phủ kế thừa sẽ mong muốn vấn đề thẩm quyền theo thời gian được xác định chặt chẽ, nhằm tránh mọi khả năng mà các hành động của chính phủ của mình có thể thuộc thẩm quyền của tòa [116; 206]. Với việc quy định về thẩm quyền theo thời gian như tại Điều 11, Quy chế Rôm đã đảm bảo tính hợp pháp cho sự tồn tại của TAHSQT, cũng như của luật áp dụng và các phán quyết của Tòa [31; 61], tránh những chỉ trích như những tòa Ad hoc và hỗn hợp đã gặp

9Điều 1 của Quy chế Nuremberg quy định mục đích thiết lập tòa án Quân sự quốc tế để xét xử kịp thời, công bằng, và trừng trị thích đáng những kẻ chủ chốt thực hiện tội phạm chiến tranh thuộc Phe Trục ở Lục địa Châu Âu. Tòa án quân sự quốc tế Tokyo đã được hình thành vào ngày 19/01/1946 với mục đích xét xử công bằng, ngay lập tức và trừng phạt những kẻ phạm tội phạm chiến tranh chủ chốt ở Viễn Đông.Vào ngày 25/05/1993, HĐBA đã nhất trí thông qua nghị quyết số 827 thành lập TAHSQT để truy tố và xét xử những người chịu trách nhiệm vì đã thực hiện tội phạm chiến tranh, vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế, đã thực hiện trên lãnh thổ Nam Tư cũ kể từ năm 1991.- TAHSQT Rwanđa được thành lập để truy tố và xét xử những người phải chịu trách nhiệm vì thực hiện các tội phạm diệt chủng và những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế đã tiến hành trên lãnh thổ Rwanđa từ ngày 01/01/1994 đến ngày 31/12/1994. Tòa án hỗn hợp Sierra Leone có thẩm quyền xét xử những người chịu trách nhiệm lớn nhất đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và pháp luật Sierra Leone đã thực hiện trong lãnh thổ của Sierra Leone kể từ ngày 30 tháng 11 năm 1996.

76 phải.

Tòa Tiền xét xử của TAHSQT đã áp dụng quy định về thẩm quyền theo thời gian làm cơ sở để thụ lý vụ việc tại Công gô. Tòa đã nhận định rằng ông Lubanga đã thực hiện tội phạm giữa tháng 7 năm 2002 đến tháng 12 năm 2003, và Quy chế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa Dân chủ Công gô vào ngày 01 tháng 7 năm 2002. Do vậy, Tòa có thẩm quyền về mặt thời gian trong vụ việc của ông Lunbanga.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 74)