Giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh đến trước khi xuất hiện TAHSQT

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 54)

6. Kết cấu của Luận án

2.3.5. Giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh đến trước khi xuất hiện TAHSQT

TAHSQT

Sự sụp đổ của bức tường Berlin dẫn đến việc thống nhất nước Đức vào năm 1989 được coi là biểu tượng đánh dấu sự chấm dứt của cuộc chiến tranh lạnh. Kể từ thời điểm này, thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với sự ra đời và hoạt động của TAHSQT

Ad hoc dành cho Nam Tư cũ năm 1993 (Tòa Nam tư cũ) và TAHSQT Ad hoc

dành cho Ruanđa năm 1994 (Tòa Ruanđa).

Sự xuất hiện của các tòa án Ad hoc có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế được đặt trong một bối cảnh quốc tế đặc thù.

55

hai cực tồn tại hơn một nửa thế kỷ từ sau Đại chiến Thế giới thứ hai kết thúc. Tình trạng xung đột, đối đầu giữa các thành viên HĐBA-LHQ về cơ bản cũng được chấm dứt đã tạo ra sự đồng thuận giữa các nước này trong việc giải quyết các vấn đề về hòa bình và an ninh quốc tế [52; 335].

Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của các học thuyết về nhân quyền và nhân đạo đã thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá, các quyền cơ bản của con người. Các quyền con người phải được tôn trọng và đảm bảo ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế, do vậy những vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản đó phải bị trừng trị bởi các thiết chế tài phán quốc gia hoặc quốc tế.

Thứ ba, hàng loạt các cuộc xung đột vũ trang đã bùng phát ở nhiều khu vực, điển hình là ở Nam Tư cũ và Ruanđa. Các cuộc xung đột này đã tạo ra áp lực cho cộng đồng quốc tế trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế và trấn áp các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế.

Trong Nghị quyết số 827 ngày 25 tháng 5 năm 1993, HĐBA đã thể hiện niềm tin: “tòa án quốc tế được thành lập sẽ góp phần đảm bảo rằng những tội phạm như vậy sẽ phải dừng lại” [15]. Đặc trưng nổi bật của Nghị quyết này là HĐBA đã xác định rằng vụ việc ở Nam tư cũ, cụ thể ở Bosnia và Herzegovina – nơi mà có “những báo cáo rõ ràng về những vụ thảm sát, những vụ giam cầm, hãm hiếp phụ nữ một có tổ chức, trên diện rộng, có hệ thống…” – đã tạo ra sự đe dọa đến hòa bình và an ninh của thế giới theo quy định tại Chương VII – Hiến chương LHQ [15].

Đối với vụ việc tại Ruanđa, Uỷ ban các Chuyên gia của LHQ về Ruanđa đã đưa ra các báo cáo cho thấy những vụ thảm sát và tra tấn, đối xử thô bạo do lực lượng Mặt trận yêu nước Ruanđa và những người Hutus cực đoan thực hiện trong trong lãnh thổ Ruanđa trong suốt năm 1994, đã vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế. Vào tháng 4 năm 1994, nguyên Tổng

56

thống Juvenal Habyarimana cùng với các thành viên trong đoàn tùy tùng của ông đã bị giết hại khi máy bay của ông bị tấn công, sự kiện này là lý do chính làm bùng nổ những vụ vi phạm trên quy mô lớn luật nhân đạo quốc tế tại Ruanđa [93]. Sau khi xem xét những báo cáo về tình hình ở Ruanđa, HĐBA đã chỉ ra rằng: “nạn diệt chủng và những vi phạm trắng trợn trên diện rộng, có hệ thống luật nhân đạo quốc tế đã được thực hiện tại Ruanđa, và xác định rằng vụ việc này đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới” [29].

Đây là lần đầu tiên HĐBA xác định một vụ việc xảy ra trong nội bộ quốc gia có nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Như vậy, các tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại có thể bị xét xử trong thời bình và trong các cuộc xung đột vũ trang trong nội bộ một quốc gia, không mang tính chất quốc tế. Trên cơ sở này, HĐBA đã hành động theo quy định tại Chương VII của Hiến chương LHQ để thiết lập Tòa án dành cho Ruanđa theo Nghị quyết số 955 ngày 08/11/1994.

Điều 1 Quy chế của Tòa Nam tư cũ đã quy định: “Tòa án quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế xảy ra trên lãnh thổ Nam tư cũ từ năm 1991”.

Trên cơ sở đó, Quy chế của Tòa Ruanđa cũng quy định thẩm quyền với giới về tội phạm, thời gian, tuy nhiên, Quy chế lại mở rộng về địa điểm thực hiện tội phạm không chỉ trong lãnh thổ Ruanđa mà còn trên lãnh thổ của những nước láng giềng của Ruanđa: “Tòa án quốc tế về Ruanđa có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân…thực hiện trên lãnh thổ Ruanđa và xét xử mọi công dân Ruanđa bị truy tố vì những hành vi như vậy thực hiện trên lãnh thổ của các nước láng giềng từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/12/1994” [29].

Về mối quan hệ giữa các Tòa Nam tư cũ và Ruanđa, các Quy chế đều quy định về thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế của các thiết chế này ưu tiên hơn so với thẩm quyền xét xử hình sự của các tòa án trong nước [74]. Tại

57

Điều 9, Quy chế Tòa Nam tư cũ quy định: “1. Tòa án Quốc tế và các Tòa án quốc gia cùng có thẩm quyền xét xử những cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế xảy ra trên lãnh thổ Nam tư cũ…2. Tòa án Quốc tế có thẩm quyền ưu tiên hơn so với các Tòa án quốc gia. Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, Tòa án Quốc tế đều có thể yêu cầu các tòa án quốc gia thông báo cho Tòa án Quốc tế xét xử…

Quy định về thẩm quyền “ưu tiên” của tòa án quốc tế so với tòa án quốc gia cũng được đề cập trong Quy chế của Tòa Ruanđa. Tại Điều 8, Quy chế Tòa Ruanđa quy định: “1. Tòa án Quốc tế về Ruanđa và các tòa án quốc gia đều có thẩm quyền xét xử những người có hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ của Ruanđa…Tòa án Quốc tế về Ruanđa có thẩm quyền cao hơn các tòa án quốc gia. Trong bất kỳ khâu nào của quá trình tố tụng, Tòa án quốc tế về Ruanđa đều có thể yêu cầu các Tòa án quốc gia chuyển giao vụ việc cho mình…”.

Trong quá trình soạn thảo Quy chế của Tòa Nam Tư cũ và Ruanđa, để tránh những chỉ trích liên quan đến cơ sở pháp lý để hình thành thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế như trường hợp các Tòa Nuremberg và Tokyo trước đây, trong báo cáo về Nghị quyết số 808 của HĐBA ngày 3/5/1993,Tổng thư ký LHQ yêu cầu: “thẩm quyền của Tòa án phải được xác định trên cơ sở và tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán pháp quốc tế”.

Việc hình thành và vận hành thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế của các Tòa Nam tư cũ và Ruanđa cũng phải đối mặt với những chỉ trích cho rằng HĐBA đã thực hiện “công lý chọn lọc” [52; 337], vì HĐBA đã thành lập các TAHSQT Ad hoc để xét xử những tội phạm được thực hiện trên một lãnh thổ cụ thể, xác định thay vì việc trao thẩm quyền cho một tòa án có thẩm quyền xét xử những tội phạm tương tự ở mọi nơi trên thế giới. Mặc dù gặp phải một số thách thức và chỉ trích, thẩm quyền xét xử của hai tòa Nam tư cũ và

58

Ruanđa đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế nói riêng cũng như luật hình sự quốc tế nói chung.

Trước hết, đây là lần đầu tiên HĐBA LHQ sử dụng quyền của mình theo quy định tại Chương VII, Hiến chương LHQ để thành lập các tòa án có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế. HĐBA đã xác định những tội phạm diệt chủng ở Nam Tư cũ và Ruanđa đã vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế và xuất hiện những nguy cơ đe dọa hòa bình quốc tế. Hình thành một TAHSQT Ad hoc sẽ là một giải pháp hữu hiệu nhằm thực thi thẩm quyền của HĐBA theo chương VII – Hiến chương LHQ, đóng góp cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. HĐBA khi thực hiện giải pháp này cũng góp phần vào quá trình hòa giải dân tộc tại Ruanđa và Nam tư cũ, duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực.

Sau đó, một số nguyên tắc, quy định trong các Quy chế và án lệ của các tòa án đã được pháp điển hóa trong các điều ước quốc tế phổ cập có liên quan. Phạm trù về tội phạm chống nhân loại đã được mở rộng, theo đó tội phạm chống nhân loại có thể bị xét xử trong thời bình và cũng có thể bị xét xử trong các cuộc xung đột vũ trang trong nội bộ một quốc gia, không mang tính quốc tế.

Tiếp theo, thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế “ưu tiên” cũng lần đầu tiên được đặt ra nhằm đảm bảo các Tòa Nam tư cũ và Ruanđa sẽ “không bị ngăn cản bằng một quyết định pháp lý của tòa án quốc gia để hoãn tòa án quốc tế ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng”. Bên cạnh đó, lý do để trao cho tòa án quốc tế thẩm quyền ưu tiên hơn so với các tòa án quốc gia nhằm ngăn chặn việc nhiều tòa án quốc gia cùng đồng thời thực hiện thẩm quyền đối với người phạm tội.

Hơn nữa, thẩm quyền ưu tiên của các Tòa Nam tư cũ và Ruanđa có ý nghĩa quan trọng xét trong bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang, sự đối đầu

59

giữa các nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang diễn ra [98]. Do vậy tiềm ẩn nguy cơ về khả năng các tòa án quốc gia có thể tiến hành việc khởi tố vụ án “giả”, xét xử với mục đích bảo vệ thủ phạm, hoặc tránh cho các thủ phạm đối mặt với công lý [98]. Vấn đề này đã được làm rõ bởi Tòa Phúc thẩm của Tòa Nam tư cũ trong vụ Tadic5

6: “…khi một tòa án quốc tế như hiện tại được tạo ra, nó phải mang đặc tính ưu tiên hơn tòa án quốc gia. Nếu không, nó sẽ là một mối nguy hiểm khi đồng nhất các tội phạm quốc tế như là “tội phạm thông thường”, hoặc thủ tục tố tụng đang được hình thành để bảo vệ bị cáo, hoặc đối với các trường hợp không được truy tố một cách tích cực”.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 54)