Các đặc trưng cơ bản của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 34)

6. Kết cấu của Luận án

2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế

2.1.2.1. Thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia

35

Xét về mặt bản chất, các thiết chế xét xử hình sự quốc tế là các tổ chức quốc tế, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia, do vậy thẩm quyền của chúng phải là sản phẩm của sự thỏa thuận, chấp thuận giữa các quốc gia. Hơn nữa thẩm quyền xét xử hình sự vốn được coi là một thẩm quyền mang tính đặc quyền, thuộc chủ quyền riêng có của mỗi quốc gia nên một thiết chế quốc tế chỉ có thể thực hiện được thẩm quyền xét xử đối với công dân của một quốc gia khi có sự chấp thuận của quốc gia đó. Sự thỏa thuận của các quốc gia là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành và thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế, và là sự thể hiện một cách rõ nét nhất việc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia trong lĩnh vực xét xử các tội phạm quốc tế.

Sự thỏa thuận này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, với những cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh ra đời, chức năng và nhiệm vụ của từng thiết chế xét xử hình sự quốc tế khi chúng được thành lập.

Thực tế, kể từ ngay trước Đại chiến Thế giới Thứ nhất, cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực để thiết lập những thiết chế có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế, tuy nhiên, do các quốc gia không đạt được sự đồng thuận chung, những thiết chế đó đã không thể ra đời.

Thẩm quyền của hai thiết chế xét xử hình sự quốc tế đầu tiên - Tòa án quân sự quốc tế Nuremberg (Tòa Nuremberg) và Tòa án quân sự quốc tế Tokyo (Tòa Tokyo) được hình thành trên cơ sở những điều ước quốc tế được ký kết giữa các nước Đồng minh thắng trận, để xét xử và trừng phạt các tội phạm là công dân, tổ chức của các nước thua trận. Trong những trường hợp này, sự thỏa thuận của các quốc gia để thành lập nên các thiết chế xét xử hình sự quốc tế đã được thể hiện bằng việc ký kết các điều ước quốc tế có liên quan. Tuy nhiên, những sự thỏa thuận này chỉ là sự thể hiện ý chí của các quốc gia thắng trận.

36

Thẩm quyền của hai thiết chế xét xử hình sự Ad hoc dành cho Nam tư cũ và Ruanđa (Tòa Nam tư cũ và Tòa án Ruanđa) được thành lập sau đó có cơ sở pháp lý là các Nghị quyết của HĐBA của LHQ, và sự thỏa thuận của các quốc gia không được thể hiện một cách trực tiếp. Tuy nhiên, khi thành lập các tòa Ad hoc này, HĐBA đã thực hiện thẩm quyền của mình trên cơ sở các quy định của Chương VII của Hiến chương LHQ. Do vậy, có thể hiểu sự chấp thuận của các quốc gia đối với thẩm quyền của các tòa án xuất phát từ sự chấp thuận trước đó của họ đối với thẩm quyền của HĐBA trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế theo các quy định của Chương VII của Hiến chương LHQ.

Quy chế Rôm về thành lập và hoạt động của TAHSQT là một điều ước quốc tế đa phương, được ký vào năm 1998 và có hiệu lực vào ngày 11/4/2002, sau khi có 60 quốc gia phê chuẩn. Tính đến thời điểm hiện nay, tháng 12/2013, Quy chế Rôm có 122 quốc gia thành viên, và được đánh giá là một trong những điều ước quốc tế có số lượng quốc gia thành viên đông nhất, với thời gian tính từ thời điểm ký đến khi có hiệu lực ngắn nhất.

Chính vì được hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế đa phương, nên thẩm quyền của TAHSQT thể hiện rõ ràng sự thỏa hiệp, đồng thuận của các quốc gia. Tính chất thẩm quyền dựa trên điều ước của TAHSQT đã giúp cho Tòa án hạn chế được những chỉ trích, tranh luận về tính hợp pháp liên quan đến thẩm quyền, vấn đề mà các tòa án quân sự quốc tế cũng như các tòa án Ad hoc trước đây đã phải đối mặt.

TAHSQT do điều ước quốc tế hình thành, trên cơ sở đó, Tòa có thể thực hiện thẩm quyền đối với công dân của các quốc gia thành viên của Quy chế Rôm. Cũng bằng sự thỏa thuận của các quốc gia được thể hiện trong Quy chế Rôm, TAHSQT còn có thể có thẩm quyền với công dân của các quốc gia không thành viên trong ba trường hợp sau đây:

37

Trường hợp thứ nhất, TAHSQT sẽ thực hiện thẩm quyền đối với công dân của quốc gia không phải là thành viên của Quy chế Rôm khi tội phạm do công dân của quốc gia đó thực hiện và được HĐBA chuyển đến Tòa. Hội đồng Bảo an thực hiện quyền này trên cơ sở Điều 13, điểm b của Quy chế Rôm [28]: “…Tòa án có thể thực hiện thẩm quyền đối với các tội phạm được quy định trong Quy chế nếu vụ việc do HĐBA thông báo cho Trưởng Công tố theo thẩm quyền quy định tại Chương VII Hiến chương LHQ”. Quy định trên xuất phát từ quan điểm coi HĐBA là cơ quan quyền lực nhất của LHQ, có vai trò gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Vai trò này của HĐBA cũng đã được quy định trong Hiến chương của LHQ - một điều ước quốc tế được hình thành trên cơ sở sự đồng thuận của các quốc gia là thành viên của LHQ.

Trong thực tiễn hoạt động của mình, HĐBA đã không chỉ sử dụng các biện pháp được đề cập rõ ràng trong Hiến chương như các biện pháp đàm phán, ngoại giao, các biện pháp kinh tế đến các biện pháp cuối cùng là sử dụng vũ lực để đảm bảo hòa bình, an ninh trên toàn thế giới, mà HĐBA còn thiết lập các thiết chế tài phán có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế như Tòa Nam tư cũ và Ruanđa.

Quyền thông báo vụ việc của HĐBA cho TAHSQT không chỉ đặt ra đối với các vụ việc diễn ra trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Quy chế Rôm, mà còn mở rộng đối với cả các vụ việc xảy ra tại các quốc gia không là thành viên của Quy chế.

Do vậy, cả công dân của quốc gia thành viên và các quốc gia không thành viên Quy chế Rôm đều có khả năng phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa án trong những vụ việc do HĐBA chuyển đến Tòa. Cho đến nay, trong 8 vụ việc mà Tòa thụ lý, có 2 vụ việc được HĐBA chuyển đến Tòa và đều xảy ra tại các quốc gia không là thành viên của tòa, là Darfur - Sudan và Lybia. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Bản an chuyển các vụ việc đến Tòa án,

38

Tòa án đã tiến hành thụ lý và các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đã được thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu.

Trường hợp thứ hai, các công dân của quốc gia không thành viên là đối tượng thuộc thẩm quyền của TAHSQT khi họ thực hiện hành vi tội phạm trên lãnh thổ của một quốc gia là thành viên của Tòa án, hoặc quốc gia đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa án đối với tội phạm đó. Trường hợp này bao gồm hai khả năng: Một là, TAHSQT có thể có thẩm quyền đối với công dân của các quốc gia không thành viên khi các công dân đó thực hiện tội phạm trên lãnh thổ các quốc gia thành viên; Hai là, TAHSQT có thể có thẩm quyền đối với công dân của các quốc gia không thành viên khi các công dân đó thực hiện hành vi tội phạm trên lãnh thổ của một quốc gia không thành viên nhưng chấp nhận thẩm quyền của Tòa án. Trong cả hai khả năng này, đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của TAHSQT đều là công dân của các quốc gia không thành viên và cơ sở để TAHSQT thực hiện thẩm quyền của mình là dựa trên nguyên tắc lãnh thổ. Trên thực tế, nguyên tắc thẩm quyền lãnh thổ đã được quy định trong pháp luật hình sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới và được coi như một trong nhưng nguyên tắc cơ bản để xác định thẩm quyền xét xử hình sự của các tòa án trong nước.

Ở phạm vi các tổ chức quốc tế khu vực, nguyên tắc thẩm quyền theo lãnh thổ được đề cập nhiều trong các điều ước quốc tế, tạo cơ sở cho các tòa án quốc gia và tòa án quốc tế thực hiện thẩm quyền. Theo Hiệp định Khung của Hội đồng Châu Âu về Chống khủng bố, đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của các nước Châu Âu không chỉ giới hạn đối với các công dân của Châu Âu mà còn mở rộng tới các công dân của các quốc gia ngoài Châu Âu có hành vi khủng bố thực hiện trên lãnh thổ Châu Âu. Thậm chí, trong Hiệp định giữa các quốc gia của Cộng đồng Châu Âu về chuyển giao quy trình tố tụng các vụ việc hình sự năm 1990 đã thể hiện cụ thể hơn những quy định này. Các

39

điều ước này cho phép các quốc gia chuyển quá trình tố tụng hình sự đã được bắt đầu ở một quốc gia sang quốc gia thành viên khác mà không cần có sự đồng thuận của quốc gia mà người bị buộc tội mang quốc tịch.

Ở phạm vi các thiết chế tài phán quốc tế và khu vực, có một số ví dụ cho thấy các tòa án này đã thực hiện thẩm quyền đối với các công dân của các quốc gia không phải là thành viên của điều ước có liên quan trên nguyên tắc thẩm quyền theo lãnh thổ. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án đặc biệt Sierra Leone. Tòa án đặc biệt này được hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế được ký kết giữa LHQ và Sierra Leone để truy tố những người đã thực hiện các tội phạm quốc tế nghiêm trọng tại Sierra Leone. Tòa án đặc biệt đã truy tố các đối tượng không là công dân của Sierra Leone, điển hình là việc truy tố Tổng thống của quốc gia láng giềng Liberia [14]. Các Tòa án công lý Châu Âu và Tòa án Công lý Caribe cũng được các quốc gia thành viên thỏa thuận trao cho thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến công dân của các quốc gia không là thành viên của các khu vực này [10].

Trường hợp thứ ba, Tòa án có thể thực hiện thẩm quyền đối với công dân của quốc gia không thành viên của Quy chế Rôm khi quốc gia đó đã có thỏa thuận về việc chấp nhận thẩm quyền của Tòa với vụ việc cụ thể [28]. Trong trường hợp này, sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia không thành viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho TAHSQT thực hiện thẩm quyền của mình. Việc Tòa án thực hiện thẩm quyền đối với các quốc gia không thành viên nhưng có sự thỏa thuận về việc chấp nhận thẩm quyền của TAHSQT cũng tương tự như việc Tòa án thực hiện thẩm quyền đối với các quốc gia thành viên của Quy chế Rôm.

Như vậy, với hai trường hợp đầu tiên, sự thỏa thuận của quốc gia không thành viên không phải là điều kiện cần thiết để TAHSQT thực hiện

40

thẩm quyền của mình đối với công dân của các quốc gia đó. Với trường hợp thứ ba, sự thỏa thuận về việc chấp thuận của các quốc gia không thành viên là điều kiện bắt buộc để TAHSQT có thể thực hiện thẩm quyền của mình đối với các công dân của các quốc gia này.

2.1.2.2. Thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế có tính chất giới hạn

Khác với thẩm quyền xét xử hình sự của các tòa án quốc gia, thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế giới hạn về các loại tội phạm cũng như chủ thể thực hiện tội phạm. Tính chất có giới hạn của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế được xác định từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Xét ở khía cạnh lịch sử, trước đây thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự, kể cả các tội phạm hình sự quốc tế hoàn toàn thuộc thẩm quyền của tòa án các quốc gia. Tuy nhiên, với mức độ và hậu quả nghiêm trọng do các tội phạm này gây ra mà các quốc gia riêng lẻ không đủ khả năng ngăn ngừa, trấn áp, do vậy cần có sức mạnh của cộng đồng quốc tế để các tội phạm này phải bị trừng trị ở mức độ nghiêm khắc nhất. Hơn nữa, nhằm hạn chế đến mức tối đa việc thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế sẽ xâm hại đến chủ quyền quốc gia, nên thẩm quyền này chỉ được giới hạn ở một mức độ nhất định, vừa đủ để thực hiện mục tiêu ngăn ngừa và trừng trị tội phạm vừa không tạo nguy cơ đe dọa đến chủ quyền quốc gia.

Thứ nhất, sự giới hạn của thẩm quyền xét xử hình sự đối với các loại tội phạm nghiêm trọng nhất vi phạm luật quốc tế.

Các thiết chế tài phán hình sự quốc tế có thẩm quyền chủ yếu với các hành vi tội phạm vi phạm luật quốc tế, đây là một trong những đặc điểm khác biệt quan trọng nhất khi so sánh với thẩm quyền xét xử các tội phạm có tính chất quốc tế của các cơ quan tài phán quốc gia, khi các cơ quan này có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật quốc gia.

41

các tòa án có thẩm quyền xét xử đối với các tội phạm chống hòa bình, tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại vi phạm những điều ước, thỏa thuận, cam kết quốc tế hoặc tập quán pháp quốc tế [26,27].

Trong các quy chế của các Tòa Nam tư cũ và Rwanđa, việc quy định các hành vi tội phạm vi phạm luật quốc tế được xác định cụ thể hơn. Tại Điều 1 và Điều 2, Quy chế Tòa Nam tư cũ quy định rằng: “Tòa có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế…”; “những hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Giơnevơ năm 1949”. Quy chế của Tòa án Ruanđa cũng quy định tương tự, tuy nhiên có mở rộng hơn khi Điều 4 của Quy chế quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với các hành vi vi phạm Điều 3 chung của các Công ước Giơnevơ năm 1949 và Nghị định thư bổ sung số 2 về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế.

Trên cơ sở các quy định của luật quốc tế như trên, việc xem xét mức độ nghiêm trọng để xác định những hành vi tội phạm nào sẽ thuộc thẩm quyền của các thiết chế xét xử hình sự quốc tế phụ thuộc nhận thức và sự thỏa hiệp ý chí giữa các quốc gia. Thực tế, nhận thức và sự thỏa hiệp này đã có những thay đổi, phát triển theo từng giai đoạn lịch sử. Sau Đại chiến Thế giới Thứ nhất, khi dự kiến thiết lập nên một thiết chế xét xử hình sự quốc tế đầu tiên trong lịch sử, thông qua Hiệp ước Versailles, các quốc gia chỉ dự kiến một loại hành vi tội phạm duy nhất thuộc thẩm quyền xét xử của thiết chế này là tội phạm chiến tranh [26,27]. Sau Đại chiến Thế giới Thứ hai, thông qua các Quy chế Nuremberg và Tokyo, các quốc gia đã thống nhất trao cho các thiết chế này thẩm quyền xét xử đối với ba loại tội phạm quốc tế, gồm tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại và tội chống hòa bình. Quy chế của các Tòa Nam tư cũ và Ruanđa đã bổ sung thêm tội diệt chủng. Sau đó, kể từ khi Quy chế Rôm được ký kết năm 1998, cộng đồng quốc tế đã chính thức coi

42

hành vi xâm lược là tội phạm quốc tế thuộc thẩm quyền xét xử của TAHSQT, và Tòa án có phạm vi thẩm quyền xét xử đối với bốn tội phạm gồm tội diệt chủng, tội phạm chống nhân loại, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược.

Như vậy, các tội phạm là đối tượng của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế là một phạm trù có tính chất lịch sử. Số lượng các loại tội phạm cũng

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)