TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở sáng kiến của công tố viên (proprio motu)

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 92)

6. Kết cấu của Luận án

3.3.2. TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở sáng kiến của công tố viên (proprio motu)

tố viên (proprio motu)

93

viên, những người có quyền khởi tố theo cơ chế proprio motu. Điểm c, Điều 13 của Quy chế Rôm quy định: “…Tòa án có thể thực hiện thẩm quyền đối với các tội phạm nếu Trưởng công tố đã mở điều tra đối với tội phạm đó…”.

Cho đến nay, Công tố viên đã thực hiện các hoạt động điều tra theo cơ chế proprio motu tại Kenya và Bờ Biển Ngà.

Vào ngày 31 tháng 3 năm 2010, Tòa Tiền xét xử II đã cho phép Công tố viên mở một cuộc điều tra theo cơ chế Proprio motu về vụ việc tại Kenya - quốc gia thành viên từ năm 2005. Theo giấy triệu tập của Tòa, ngày 08 tháng 3 năm 2011, sáu công dân Kenya đã tự nguyện xuất hiện trước Tòa Tiền xét xử II vào ngày 7, 8 tháng 4 năm 2011. Những phiên tòa đầu tiên đã được bắt đầu vào tháng 9 năm 2013.

Ngày 03 tháng 10 năm 2011, Tòa Tiền xét xử III đã cho phép công tố viên cho phép mở cuộc điều tra theo cơ chế proprio motu đối với vụ việc ở Bờ Biển Ngà liên quan đến các tội phạm thực hiện từ ngày 28 tháng 11 năm 2010. Vào ngày 22 tháng 2 năm 2012, Tòa Tiền xét xử III quyết định cho phép công tố viên mở rộng việc điều tra tại Bờ Biển Ngà đối với các tội phạm thực hiện từ ngày 19 tháng 9 năm 2002 đến ngày 28 tháng 11 năm 2010. Vào thời điểm này, Bờ Biển Ngà không phải là thành viên của Quy chế Rome, mà quốc gia này đã ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của TAHSQT vào ngày 18 tháng 4 năm 2003. Sau đó đến ngày 15 tháng 2 năm 2013, Bờ Biển Ngà đã phê chuẩn Quy chế Rome và trở thành quốc gia thành viên thứ 122 của TAHSQT.

Bên cạnh hai vụ việc được thực hiện theo cơ chế proprio motu của công tố viên như đã đề cập ở trên, trong vụ việc liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Công gô, vai trò của công tố viên cũng được thể hiện rõ nét. Công tố viên đã tiến hành nghiên cứu, theo dõi tình hình tại Công gô (đặc biệt là ở khu vực Ituri) và ra báo cáo về tình hình ở đây. Trên cơ sở báo cáo của công tố viên,

94

vào tháng 9 năm 2003 chính phủ Công gô đã công nhận không còn khả năng kiểm soát tình hình và đã tự nguyện thông báo đến Toà án.

Những quy định liên quan đến cơ chế proprio motu của công tố viên được xem là một cơ chế sáng tạo và là điểm khác biệt rõ ràng nhất của TAHSQT so với các tòa án hình sự quốc tế khác. Tuy nhiên, cơ chế thực thi thẩm quyền của TAHSQT theo cơ chế proprio motu cũng gây ra nhiều tranh luận ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn.

Những quan điểm ủng hộ cơ chế proprio motu cho rằng đây là cơ chế hữu hiệu đảm bảo cho các công tố viên có thể độc lập điều tra vụ việc dựa trên các kiến nghị, yêu cầu từ bất kỳ các tổ chức quốc tế hay cá nhân nào, hoặc do tự mình tìm hiểu, phát hiện ra sự việc mà không nhất thiết cần có đề xuất từ các quốc gia thành viên hay từ HĐBA – vốn dễ bị suy đoán dựa trên động cơ chính trị [19;87]. Hơn nữa, công tố viên độc lập là hết sức cần thiết cho một Tòa án có hiệu quả, mà không phụ thuộc và sự tác động chính trị đến từ các quốc gia hay các tổ chức quốc tế nào.

Những quan điểm ủng hộ như trên xuất phát từ thực tế nếu chỉ dựa vào thông báo của các quốc gia và HĐBA thì chưa đủ để cho phép TAHSQT hoạt động thay mặt cho toàn bộ cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, nếu không có cơ chế proprio motu của công tố viên, sẽ rất ít vụ việc được đưa đến Tòa án do khả năng của HĐBA sử dụng quyền phủ quyết ngăn cản vụ việc được đưa ra.

Quan điểm phản đối cho rằng, sẽ xuất hiện nhiều khả năng để các công tố viên lạm dụng quyền của mình, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của Tòa án [8; 17]. Để lường trước vụ việc này, tại Điều 15 của Quy chế Rôm đã quy định những giới hạn, điều kiện và thể thức cụ thể đối với việc thực hiện cơ chế proprio motu của công tố viên: “Công tố viên phải phân tích tính xác thực của thông tin nhận được…, nếu Trưởng công tố kết luận có đủ căn cứ tiến hành điều tra thì Trưởng công tố gửi văn bản đề nghị Hội đồng

95

Dự thẩm cho phép điều tra kèm theo các tài liệu thu thập được…”.

Liên quan đến việc thực thi cơ chế proprio motu trong thực tiễn hoạt động của TAHSQT, công tố viên của Tòa - Luis Moreno Ocampo, đã khẳng định cơ chế proprio motu sẽ là một trong những cách thức quan trọng nhất để chuyển các vụ việc đến Tòa án và bày tỏ ý kiến: “Tôi tin rằng khả năng của công tố viên độc lập chọn vụ việc và thực hiện phù hợp vai trò của nó là xây dựng tính hợp pháp và thẩm quyền của tòa án này. Sự độc lập như vậy cần phải được duy trì” [116; 36].

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 92)