Định nghĩa thẩm quyền và thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 28)

6. Kết cấu của Luận án

2.1.1. Định nghĩa thẩm quyền và thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế

Thuật ngữ Jurisdiction – trong tiếng Anh hay jurisdictio – trong tiếng La Tinh, thường được hiểu trong tiếng Việt là thẩm quyền, thẩm quyền xét xử, hay quyền tài phán, là một trong những thuật ngữ pháp lý khó hiểu do chứa đựng nhiều nghĩa khác nhau [55; 609]. Cho đến nay, việc nghiên cứu lý luận về thẩm quyền vẫn còn nhiều khoảng trống [67].

Theo từ điển Black’s Law, thuật ngữ “thẩm quyền” được hiểu theo hai nghĩa: (i) Quyền lực của chính phủ được thực hiện với tất cả mọi người cũng như với các đối tượng khác trong lãnh thổ của họ; (ii) Quyền của tòa án để quyết định một vụ việc hay quyền đưa ra các phán quyết [59;96].

Theo Từ điển Oxford, thuật ngữ “thẩm quyền” được hiểu là quyền lực chính thức của một chủ thể để đưa ra một quyết định pháp lý hoặc một bản án [99].

Theo Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, “thẩm quyền” là tổng hợp các quyền hành động, quyền quyết định được trao hay thừa nhận cho một chủ thể, cho phép chủ thể đó có thể thực hiện được những chức năng cụ thể mà pháp luật quy định [40].

Như vậy, “thẩm quyền xét xử” của tòa án cũng thuộc nội hàm của khái niệm thẩm quyền nói chung. Trên cơ sở đó, “thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế” được hiểu là thẩm quyền của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế xét xử

29 các tội phạm quốc tế.

Khái niệm thẩm quyền xét xét hình sự quốc tế cần được phân biệt với các khái niệm thẩm quyền xét xử (tài phán) quốc tế, thẩm quyền xét xử quốc gia đối với các tội phạm có tính chất quốc tế (tội phạm được xác định theo điều ước quốc tế).

Thứ nhất, thẩm quyền xét xử quốc tế được hiểu là thẩm quyền của các thiết chế tài phán quốc tế (tòa án), ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu. Cho đến nay, các thiết chế tài phán quốc tế chủ yếu bao gồm Tòa án công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về Luật Biển, Tòa công lý Châu Âu, Tòa quyền con người của Châu Âu…Các thiết chế tài phán có thẩm quyền xét xử quốc tế này được thành lập trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia, nhằm thực hiện chức năng xét xử thông qua việc áp dụng các quy định của luật quốc tế [45; 11]. Trong các thiết chế tài phán quốc tế ở quy mô toàn cầu, Tòa án Công lý quốc tế thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của loại hình thiết chế này: hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia, có thẩm quyền xét xử các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia và áp dụng luật quốc tế. Tòa án Công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc1

, Tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp pháp lý với một đối tượng chủ thể duy nhất là các quốc gia. Tòa không có thẩm quyền xét xử đương nhiên đối với các quốc gia thành viên, cơ sở để Tòa thực hiện thẩm quyền của mình là sự đồng ý rõ ràng của các quốc gia dựa trên ba phương thức gồm: chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc; chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước và Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa. Bên cạnh thẩm quyền giải quyết các tranh chấp pháp lý quốc tế, cũng giống như Pháp viện

1Sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc bao gồm: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng Kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác, Ban thư ký và Tòa án Công lý quốc tế.

30 thường trực quốc tế2

, Tòa án Công lý quốc tế còn có thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an và một số cơ quan, tổ chức khác của LHQ yêu cầu [33; 61].

Thứ hai, thẩm quyền xét xử quốc gia đối với các tội phạm có tính chất quốc tế (tội phạm theo điều ước quốc tế), là thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc gia xét xử những hành vi tội phạm được quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, theo quy trình tố tụng được quy định trong pháp luật luật quốc gia. Bản chất của các hành vi tội phạm này không chỉ vi phạm trật tự pháp luật quốc gia, mà còn xâm hại đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế [34; 103].

Các nguyên tắc phổ biến xác lập thẩm quyền xét xử hình sự của các tòa án quốc gia đối với tội phạm có tính chất quốc tế bao gồm: nguyên tắc quốc tịch chủ động, nguyên tắc quốc tịch thụ động, nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc bảo vệ và nguyên tắc thẩm quyền toàn cầu [34; 80]. Những nguyên tắc này cũng đã được các tòa án hình sự quốc tế áp dụng để xác định cơ sở thực hiện thẩm quyền xét xử của các tòa án quốc tế đó.

(i) Xác lập thẩm quyền dựa trên nguyên tắc lãnh thổ

Sau thế kỷ 17, với sự kiện Hiệp ước Hòa bình Westphalia3 được ký kết năm 1648, xuất hiện các quốc gia hiện đại có chủ quyền, nguyên tắc thẩm quyền theo lãnh thổ được hình thành và dần trở thành nguyên tắc cơ bản để xác định thẩm quyền cho tòa án của các quốc gia. Theo nguyên tắc này, một cá nhân khi di chuyển đến lãnh thổ quốc gia khác sẽ không phải thực thi pháp luật của quốc gia mà người đó là công dân, nhưng họ sẽ phải thực thi pháp luật của quốc gia nơi họ di chuyển đến [35; 65].

Nguyên tắc thẩm quyền lãnh thổ đã được ghi nhận trong pháp luật của

2

Thiết chế tài phán quốc tế tiền thân của Tòa án Công lý quốc tế, là cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên. 3

Hiệp ước ra đời là cơ sở để chấm dứt Cuộc chiến kéo dài ba mươi năm và đánh dấu sự thành lập Châu Âu hiện đại, gồm các quốc gia có chủ quyền.

31

nhiều quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế và tập quán pháp quốc tế. Trong vụ Lotus, Tòa án Công lý quốc tế đã xác định rằng: “trong tất cả các hệ thống pháp luật, nguyên tắc lãnh thổ của luật hình sự là cốt lõi” [52; 277]. Nguyên tắc thẩm quyền lãnh thổ được các quốc gia áp dụng phổ biến xuất phát từ những lý do như khi thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp tòa án dễ dàng tập hợp chứng cứ; các thẩm phán, công tố viên là thành viên của cộng đồng nơi tội phạm diễn ra nên họ có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu và chia sẻ thông tin, bảo vệ những giá trị của cộng đồng, bảo vệ các quyền của nạn nhân cũng như bị cáo, đảm bảo phiên tòa công bằng, hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc lãnh thổ đối với các tội phạm quốc tế của tòa án quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn vì thông thường các tội phạm này thường được thực hiện bởi những người đứng đầu quốc gia, do vậy các cơ quan tư pháp quốc gia phải chịu áp lực chính trị khi truy tố và xét xử những người thực hiện các tội phạm này.

(ii) Xác lập thẩm quyền dựa trên nguyên tắc quốc tịch chủ động

Nguyên tắc quốc tịch chủ động lần đầu tiên được pháp điển hóa trong pháp luật của một số nước Châu Âu lục địa như Đức, Thụy Sĩ, vào giữa thế kỷ 19 [68]. Theo nguyên tắc quốc tịch chủ động, tòa án của một quốc gia có thẩm quyền xét xử hành vi tội phạm do công dân của quốc gia đó thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia nước ngoài. Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng những người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch, không phụ thuộc vào việc họ thực hiện các tội phạm ở đâu.

Theo cách giải thích truyền thống, việc áp dụng nguyên tắc quốc tịch chủ động có mục đích bảo vệ uy tín của một quốc gia khỏi bị ảnh hưởng bởi hành vi của công dân của họ ở nước ngoài. Sau này, nguyên tắc quốc tịch chủ động được xem như hình thức bảo hộ ngoại giao mà một quốc gia trao cho

32 công dân của họ khi ở nước ngoài [69].

(iii) Xác lập thẩm quyền dựa trên nguyên tắc quốc tịch thụ động

Theo nguyên tắc quốc tịch thụ động, tòa án của một quốc gia có thể thực hiện thẩm quyền của mình đối với các tội phạm thực hiện ở nước ngoài chống lại các công dân của quốc gia đó. Nguyên tắc này chủ yếu được hình thành nhằm mục đích bảo vệ các công dân của mình đang sinh sống và cư trú ở nước ngoài. Các quốc gia thực hiện thẩm quyền trên cơ sở quốc tịch thụ động đều phải xem xét đến yếu tố “tội phạm kép” - tội phạm được xác định vi phạm cả pháp luật của quốc gia lãnh thổ và quốc gia mà người phạm tội là công dân.

Nguyên tắc quốc tịch thụ động khi hình thành và vận dụng đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các học giả trên thế giới. Theo các học giả này, nguyên tắc quốc tịch thụ động khi áp dụng sẽ dễ dẫn đến khả năng xung đột thẩm quyền của tòa án các quốc gia. Nhà lý luận về thẩm quyền nổi tiếng, Giáo sư MANN cho rằng “Nguyên tắc thẩm quyền quốc tịch thụ động được xem như một sự vượt quá thẩm quyền” [67].

Mặc dù đã xuất hiện những yêu cầu kêu gọi từ bỏ nguyên tắc của thẩm quyền theo quốc tịch thụ động, nhưng thực tiễn của các quốc gia gần đây cho thấy, các quốc gia vẫn đang thực hiện thẩm quyền dựa trên nguyên tắc này. Các công ước về chống khủng bố quốc tế và tra tấn quy định về việc áp dụng nguyên tắc xác định thẩm quyền trên cơ sở quốc tịch thụ động cho tòa án của các quốc gia thành viên, tuy nhiên quy định này không mang tính chất bắt buộc4.

(iv) Xác lập thẩm quyền dựa trên nguyên tắc thẩm quyền bảo vệ

Theo nguyên tắc thẩm quyền bảo vệ, thì tòa án của một quốc gia có thể

4Điều 4 (b) Công ước về các tội phạm thực hiện trên máy bay năm 1963; Điều 6 (2) (b) Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn hàng hải năm 1988; Điều 5 (1) (c) Công ước Chống tra tấn năm 1984 đã quy định về nội dung này.

33

thực hiện thẩm quyền của mình đối với các tội phạm thực hiện ở nước ngoài chống lại quốc gia mà người thực hiện hành vi tội phạm mang quốc tịch. Nguyên tắc thẩm quyền bảo vệ nhằm mục đích bảo vệ quốc gia trước những tội phạm gây nguy hiểm cho nền độc lập chính trị của các quốc gia, như tội phản quốc, phản động…Thông thường, những tội phạm này có thể không bị coi là tội phạm tại quốc gia nơi các hành vi phạm tội diễn ra, do vậy nó sẽ không bị trừng phạt [69]. Nguyên tắc thẩm quyền bảo vệ xuất hiện từ thế kỷ thứ 13, 14 và sau đó được phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 15, 16. Hiện nay, nguyên tắc thẩm quyền bảo vệ đã được thừa nhận chung thông qua việc quy định và áp dụng trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới [61].

(v) Xác lập thẩm quyền dựa trên nguyên tắc toàn cầu

Nguyên tắc thẩm quyền toàn cầu được ghi nhận trong tập quán pháp quốc tế, và áp dụng đối với loại tội phạm đầu tiên là tội cướp biển, sau đó được pháp điển hóa trong một số điều ước quốc tế phổ cập và trong pháp luật của các quốc gia. Điều 19 của Công ước Geneva năm 1958 trên Công hải và Điều 105 của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, đã hệ thống hóa các quy định tập quán pháp quốc tế này và đã pháp điển hóa như sau: “Trên các vùng công hải, hoặc ở nơi nào khác ngoài quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, mỗi quốc gia có thể thu giữ một con tàu cướp biển hoặc máy bay, hoặc tàu biển hoặc máy bay được thực hiện bởi và dưới sự kiểm soát của cướp biển, và bắt giữ người và nắm bắt tài sản trên tàu”.

Thẩm quyền toàn cầu ra đời nhằm mục đích bảo vệ và thực thi hiệu quả các lợi ích quốc tế một cách rộng rãi nhất, vì một số tội phạm khó được bảo đảm sẽ bị xét xử bởi một quốc gia đơn lẻ hoặc thông qua một khuôn khổ quan hệ song phương [60]. Trên cơ sở đó, có nhiều ý kiến cho rằng “luật pháp quốc tế quy định một số tội phạm có thể bị trừng phạt bởi bất kỳ quốc gia nào vì người phạm tội là kẻ thù chung của cả nhân loại. Vì vậy, tất cả các quốc

34

gia có quan tâm đến bình đẳng trong việc trừng phạt các tội phạm đó” [57]. Theo lập luận này, thẩm quyền toàn cầu thường được áp dụng đối với các hành vi rất tàn ác mà các quốc gia đều có chung mối quan ngại. Tinh thần này đã được đề cập trong phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế trong vụ việc tranh chấp giữa Bỉ và Tây Ban Nha [80]. Tòa án còn đưa ra những ví dụ trong luật pháp quốc tế hiện đại đề cập đến các tội phạm thuộc đối tượng áp dụng của thẩm quyền này, bao gồm tội xâm lược, diệt chủng, chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc.

Trên đây là năm nguyên tắc chủ yếu để xác định thẩm quyền được cả các tòa án quốc gia và tòa án quốc tế áp dụng. Sự đa dạng của các nguyên tắc này đã dẫn đến hệ quả tất yếu là nguy cơ xung đột về thẩm quyền giữa các tòa án của các quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ, khi một công dân của quốc gia A thực hiện một hành vi tội phạm ở quốc gia B đối với một công dân của quốc gia C, trong vụ việc này, tòa án của cả ba quốc gia đều có thể có thẩm quyền dựa trên cơ sở nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc quốc tịch chủ động hay quốc tịch thụ động. Hơn nữa, nếu đây là tội phạm quốc tế đã làm phát sinh cơ sở để thực hiện thẩm quyền toàn cầu, thì tòa án của tất cả các quốc gia đều có thể có thẩm quyền, mà không phụ thuộc vào một mối liên hệ với tội phạm. Để giải quyết những xung đột trong việc xác định thẩm quyền của tòa án các quốc gia, trong luật quốc tế tồn tại hai hình thức giải quyết những xung đột này. Cách thứ nhất, các quốc gia sẽ ký kết điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, trong đó quy định rõ các cơ sở, điều kiện để thiết lập thẩm quyền cho tòa án các quốc gia. Cách thứ hai, các quốc gia sẽ áp dụng các nguyên tắc để xác định thẩm quyền theo tập quán pháp quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)