Thẩm quyền đối với cá nhân

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 76)

6. Kết cấu của Luận án

3.2.3. Thẩm quyền đối với cá nhân

Trong cuộc thảo luận đầu tiên để hình thành một TAHSQT thường trực, Uỷ ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc đã đề xuất hình thành TAHSQT có thẩm quyền xét xử đối với cả quốc gia, tuy nhiên đề xuất này đã bị loại bỏ vì các quốc gia cho rằng quy định này “không khả thi” [87]. Trong các cuộc thảo luận sau đó của Uỷ ban, một số quốc gia, tiêu biểu là Pháp đưa ra đề xuất về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, tuy nhiên đa số quốc gia không đồng tình với quan điểm này. Sau đó, các cuộc thảo luận chỉ tập trung vào nội dung chính liên quan đến thẩm quyền của Tòa án đối với cá nhân.

Điều 1 của Quy chế Rôm quy định: “Tòa án là một cơ quan thường trực, có thẩm quyền xét xử những cá nhân phạm các tội phạm quốc tế nghêm trọng nhất…”. Để làm rõ hơn, Quy chế dành riêng điều 25 quy định chi tiết về trách nhiệm hình sự của cá nhân: “1.Tòa án có quyền tài phán đối với thể nhân theo Quy chế này. 2. Người phạm tội thuộc quyền tài phán của Tòa án phải chịu trách nhiệm cá nhân và chịu hình phạt theo Quy chế này…”.

Quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân trong Quy chế Rôm phù hợp với quy định của hầu hết các tòa Ad hoc và hỗn hợp đã từng tồn tại. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là Tòa Nuremberg. Bên cạnh việc có thẩm quyền xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, Quy chế của Tòa Nuremberg còn quy định về thẩm quyền xem xét trách nhiệm hình sự đối với

77

cả pháp nhân, tổ chức11. Quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân trong Quy chế Rôm cũng được xây dựng trên cơ sở và phù hợp với pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới. Với quy định này, Quy chế Rôm đã loại trừ thẩm quyền của TAHSQT đối với các tổ chức và các quốc gia [31; 55]. Tuy nhiên, việc Quy chế Rôm không quy định về trách hình sự của pháp nhân cũng không gây trở ngại lớn đến việc thực thi công lý của Tòa vì các quy định trong Quy chế vẫn cho phép truy tố và xét xử các cá nhân là thành viên của một nhóm hoặc một tổ chức tội phạm12.

Việc quy định thẩm quyền của TAHSQT đối với các cá nhân không loại trừ khả năng Tòa án xét xử các trường hợp đồng phạm, như trường hợp cùng người khác hay thông qua người khác phạm tội; ra lệnh, dụ dỗ hoặc xúi giục thực hiện tội phạm; giúp đỡ, tiếp tay, trợ giúp việc phạm tội; cung cấp phương tiện cho việc phạm tội; góp sức phạm tội; kích động phạm tội [28]. Theo quy định tại Điều 28, Quy chế Rôm, những người chỉ huy quân sự và dân sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp họ “ra lệnh, khuyến khích hoặc xúi giục thực hiện hành vi phạm tội”. Như vậy, Quy chế Rôm là điều ước quốc tế đầu tiên quy định và phân biệt rõ trách nhiệm pháp lý của những chỉ huy quân sự và dân sự [54]. Không chỉ dừng ở đây, Quy chế còn quy định trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân thực hiện hành vi tội phạm theo mệnh lệnh. Như vậy, bất cứ người nào, kể cả các nguyên thủ quốc gia, thủ lĩnh các lực lượng vũ trang [27], đều có thể là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của TAHSQT khi họ thực hiện các hành vi tội phạm được quy định trong Quy chế Rôm. Theo số liệu thống kê gần đây, tính từ năm 1990 đến năm 2008, có khoảng gần 70 lãnh đạo cấp nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ của 43 quốc gia bị các tòa án quốc gia và quốc tế điều tra và truy tố

11

Theo phán quyết của Tòa Nuremberg ngày 01/10/1946 có 4 tổ chức, cụ thể là NSDAP, SS, SD và Gestapo, đã được xác định là “các tổ chức tội phạm”.

78

vì thực hiện các tội phạm nghiêm trọng [107].

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)