Những lợi ích của Việt Nam khi xem xét gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 102)

6. Kết cấu của Luận án

4.1. Những lợi ích của Việt Nam khi xem xét gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT

Rôm về TAHSQT

Thứ nhất, những lợi ích xét trong bối cảnh quốc tế.

TAHSQT ra đời được xem như sự kiện quan trọng thứ hai, sau sự ra đời của Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy một nền hòa bình và công lý quốc tế. Sau khi 60 quốc gia đầu tiên phê chuẩn Quy chế Rôm vào năm 2002, Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan tuyên bố “văn hóa không trừng phạt đã bị giáng một đòn quyết định” [102].

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đẩy mạnh chính sách đa phương hoá, đang dạng hoá các quan hệ quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Theo nhận định của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, việc gia nhập Quy chế Rôm hoàn toàn phù hợp và cần thiết để Việt Nam thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ này [3]. Chính sách chủ động hội nhập quốc tế của Đảng là một thuận lợi quyết định trên con đường gắn kết toàn diện Việt Nam với khu vực và thế giới. Hơn nữa, chính sách hội nhập này còn thúc đẩy mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với việc giải quyết các vấn đề an ninh, hòa bình và nhân quyền đang nổi lên trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, thể hiện cách tiếp cận tích cực, coi các thách thức an ninh, hòa bình và nhân quyền của khu vực và thế giới cũng là thách thức của Việt Nam, đồng thời coi hòa bình, ổn định, công lý của mọi khu vực trên thế giới đều nằm trong lợi ích của Việt Nam [46]. Việc gia nhập Quy chế Rôm sẽ giúp Việt Nam đứng trong hàng ngũ của đa số các quốc gia trong cộng đồng quốc tế thúc đẩy một nền công lý quốc tế hiệu quả. Khi trở thành thành viên

103

của TAHSQT, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp vào nền công lý này và hơn nữa sẽ tạo cho Việt Nam một vị trí thuận lợi để góp tiếng nói mạnh mẽ trong việc phát triển các chuẩn mực pháp lý trong tương lai. Bên cạnh đó, TAHSQT không chỉ có thẩm quyền đối với công dân các quốc gia thành viên, mà trong một số trường hợp, Tòa án còn có thẩm quyền với cả công dân các quốc gia không thành viên như Việt Nam. Ngay cả khi Việt Nam không là thành viên của Quy chế Rôm, thì khả năng TAHSQT thực hiện thẩm quyền với công dân Việt Nam hoàn toàn có khả năng xảy ra. Do vậy, việc vận dụng chính sách chủ động hội nhập quốc tế, nhanh chóng gia nhập Quy chế Rôm sẽ tạo cho Việt Nam thế chủ động đối phó với các tội phạm quốc tế nghiêm trọng, gây lo ngại cho cả cộng đồng quốc tế.

Trên thực tế, Việt Nam được biết đến nhiều hơn dưới góc độc là nạn nhân của các tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt là các tội phạm chiến tranh, tội phạm xâm lược. Hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ những hậu quả của những tội phạm quốc tế, chính vì vậy Việt Nam luôn mong muốn sống trong môi trường hòa bình, ổn định và công lý. Tuy nhiên, diễn biến và quan hệ quốc tế đang diễn ra ngày càng phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc gia. Việc trở thành thành viên của TAHSQT cũng sẽ là một biện pháp để Việt Nam có thể tự bảo vệ và được bảo vệ trước những tội phạm quốc tế nghiêm trọng. Như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ trong các nghiên cứu mới đây: “những kẻ xâm lược sẽ phải trả giá nếu trong giai đoạn chiến tranh tại Việt Nam đã có TAHSQT” [7; 315].

Tòa án Hình sự quốc tế là một thiết chế quốc tế đa phương, việc tham gia vào thiết chế này sẽ tạo thêm sức mạnh cho Việt Nam khi có sự ủng hộ của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt của Liên minh Châu Âu và các cường quốc khác. Thông qua cơ chế của TAHSQT, Việt Nam có thể vận dụng xu thế đang được sử dụng hiệu quả trong cộng đồng quốc tế là xu thế đa

104

phương hóa, quốc tế hóa các tranh chấp quốc tế, qua đó sẽ tạo ra lợi thế cho Việt Nam khi tranh thủ sức mạnh tập thể, giúp cho Việt Nam có thể giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật quốc tế.

Thứ hai, những lợi ích trong mối quan hệ với chính TAHSQT.

Trong quá trình xem xét để gia nhập Quy chế Rôm, các quốc gia cũng thường tính đến những lợi ích đặc thù xuất phát từ mối quan hệ với TAHSQT, những lợi ích chỉ dành cho các quốc gia thành viên của Quy chế Rôm. Khi trở thành thành viên của Quy chế Rôm, các quốc gia sẽ có các quyền liên quan đến việc phát triển thể chế, chính sách của TAHSQT như: Quyền đề cử công dân của mình hoặc của một quốc gia thành viên khác vào chức vụ thẩm phán (Điều 36, khoản 4, điểm b); quyền bầu trưởng Công tố (Điều 42, khoản 2); cung cấp các chuyên gia giúp việc cho các cơ quan của Tòa án (Điều 44); quyền tham gia Hội đồng quốc gia thành viên. Hội đồng các quốc gia thành viên sẽ xem xét và thông qua các khuyến nghị của Uỷ ban trù bị, quản lý giám sát Ban Chánh an, trưởng Công tố, Chánh Lục sự liên quan đến việc Điều hành ngân sách của Tòa án; xem xét các báo cáo và hoạt động của Văn phòng Hội đồng; xem xét và quyết định ngân sách của Tòa án; quyết định việc thay đổi số lượng thẩm phán, thông qua quy tắc và quy định tài chính, quy tắc về thủ tục của Hội đồng quốc gia thành viên.

TAHSQT đã trải qua 10 năm hoạt động, nhưng so với các thiết chế tài phán quốc tế khác, Tòa án vẫn còn rất non trẻ và cần được hoàn thiện, củng cố không chỉ về cơ cấu, tổ chức mà đối với cả hệ thống các quy định, chính sách hỗ trợ cho việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp này, chỉ có các quốc gia là thành viên của Quy chế Rôm mới có cơ hội thực hiện các quyền liên quan đến việc hoàn thiện, sửa đổi các chính sách, đây cũng là đặc quyền tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên và các quốc gia không thành viên của Quy chế Rôm.

105

Tại Hội nghị Rà soát Quy chế Rôm đã diễn ra tại Kampala (Uganda) năm 2010, các quốc gia thành viên đã thể hiện rõ vai trò thành viên của mình trong một số hoạt động như: sửa đổi Quy chế Rôm, đưa ra định nghĩa về tội xâm lược, thông qua các văn kiện có liên quan, thúc đẩy các quan hệ đối tác với TAHSQT và đưa ra Tuyên bố hành động. Hội nghị không chỉ có sự tham gia của các quốc gia thành viên mà còn thu hút các quốc gia không thành viên và các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ20. Bên cạnh việc thông qua các Nghị quyết và tuyên bố trên, Hội nghị Rà soát còn thành công trong việc tổ chức các lễ cam kết giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế, có khoảng 112 cam kết được ký kết về các vấn đề chủ yếu như: đóng góp tài chính, ưu đãi miễn trừ, thi hành án, xác định nhân chứng, hợp tác quốc tế.

Thứ ba, xét những lợi ích từ bối cảnh trong nước.

Quy chế Rôm không có bất kỳ quy định nào xác lập các nghĩa vụ đối với quốc gia thành viên trong việc sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc thẩm quyền bổ sung và đảm bảo trước hết các quyền lợi của quốc gia mình trong việc xét xử các tội phạm quốc tế, việc sửa đổi pháp luật trong nước để tương thích với Quy chế Rôm là nhiệm vụ ưu tiên của mỗi quốc gia. Qua đó, sẽ thúc đẩy các quốc gia thành viên cải cách chính sách, pháp luật và triển khai các hoạt động đào tạo nhân lực và bổ sung vật lực để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong việc xét xử các tội phạm quốc tế được quy định trong Quy chế Rôm.

Hơn nữa, sự hiện diện của TAHSQT sẽ là sự bổ sung cho hệ thống tư pháp quốc gia, là giải pháp cần thiết khi quốc gia không có khả năng hay không muốn triển khai các hoạt động xét xử của mình, nhằm trừng trị các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất.

20

Hội nghị có sự tham gia của 67 quốc gia thành viên, 19 quốc gia quan sát viên và các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ.

106

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)