Cơ sở hình thành thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 50)

6. Kết cấu của Luận án

2.3.1. Cơ sở hình thành thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế

So với thẩm quyền xét xử hình sự quốc gia, thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế là một hiện tượng rất mới mẻ, nó chỉ thực sự hình thành khi hội tụ đủ những điều kiện sau đây [43; 90]:

Thứ nhất, kể từ sau hai cuộc đại chiến thế giới, luật quốc tế đã có sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của hai lĩnh vực mới là luật Nhân đạo và luật Nhân quyền quốc tế. Kể từ đây, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận một số những giá trị, lợi ích chung mang tính nền tảng, cốt lõi như hòa bình, an ninh cho nhân loại, bảo vệ quyền con người với tư cách cá nhân hay cả của cả cộng đồng. Hành vi xâm hại đến những giá trị, lợi ích này được xem như xâm hại đến cả cộng đồng quốc tế và được coi như là những hành vi nghiêm trọng nhất, phải bị trừng phạt ở mức độ nghiêm khắc nhất.

Thứ hai, cũng kể từ hai cuộc đại chiến, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt những hành vi tội phạm như xâm lược, phá hoại hòa bình, diệt chủng. Những tội phạm này đe dọa đến sự tồn vong không chỉ của một cộng đồng dân cư, dân tộc mà còn đe đến an ninh, sự tồn vong của cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, những tội phạm này đã không bị trừng phạt. Việc tôn trọng một cách tuyệt đối thẩm quyền xét xử của quốc gia trong lĩnh vực hình sự được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng thiếu vắng công lý này.

Thứ ba, từ sự thay đổi nhận thức của các quốc gia và sự phát triển thực tiễn tội phạm nêu trên đặt ra nhu cầu thiết lập những thiết chế xét xử hình sự quốc tế có thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử các hành vi tội phạm nghiêm trọng nhất, bị coi là những tội phạm quốc tế. Thẩm quyền của các thiết chế này mang tính chất quốc tế, dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia và cho

51

phép khắc phục được những hạn chế của cơ chế thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự quốc gia trong trấn áp các tội phạm quốc tế.

Ba nhân tố trên chính là những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế, chấm dứt quan niệm truyền thống về sự độc tôn của từng quốc gia trong việc trán áp các tội phạm quốc tế. Trên thực tế, những điều kiện này chỉ thực sự được hội tụ một cách đầy đủ kể từ sau Đại chiến Thế giới Thứ hai, với sự ra đời lần lượt của các thiết chế xét xử hình sự quốc tế như được đề cập dưới đây.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)