TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở Nghị quyết của HĐBA

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 95)

6. Kết cấu của Luận án

3.3.3. TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở Nghị quyết của HĐBA

HĐBA

Theo quy định tài Điều 13, Điểm b, của Quy chế Rôm: “Tòa án có thể thực hiện thẩm quyền của mình đối với các tội phạm được quy định trong Quy chế nếu một vụ việc trong đó một hay nhiều tội phạm đã xảy ra được Hội đồng Bảo an thông báo cho Trưởng công tố viên theo thẩm quyền quy định tại Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc”. Trên cơ sở quy định này, Điều 16 của Quy chế Rôm cũng làm rõ thêm: “Việc điều tra hoặc truy tố theo Quy chế này sẽ không được bắt đầu hoặc tiếp tục tiến hành trong thời hạn 12 tháng sau khi Hội đồng Bảo an, thông qua một nghị quyết theo Chương VII của Hiến chương Liên Hợp quốc, yêu cầu Tòa án như vậy”. Như vậy, cơ chế thông qua thông báo của Hội đồng Bảo an là một trong ba cơ chế quan trọng làm cơ sở cho TAHSQT thực hiện thẩm quyền của mình đối với các tội phạm nghiêm trọng nhất. Cơ sở pháp lý để hình thành cơ chế này chính là Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc, quy định về thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.

Cho đến nay, HĐBA đã chuyển hai vụ việc cho Tòa án, thứ nhất là vụ việc ở Darfur, Sudan vào năm 2005, và thứ hai là vụ việc ở Libya vào năm 2011.

96

* Về vụ việc tại Sudan

HĐBA đã ra thông qua Nghị quyết thông báo đến TAHSQT vào ngày 31 tháng 3 năm 2005, trong đó có mười một thành viên bỏ phiếu thuận ủng hộ Nghị quyết, bốn thành viên bỏ phiếu trắng trong đó có Hoa Kỳ. Hai lệnh bắt giữ đầu tiên đã được ban hành vào tháng 5 năm 2007, sau đó vào tháng 3 năm 2009, một lệnh bắt giữ nữa được đưa ra đối với Tổng thống của Sudan là Omar al-Bashir. Cho đến nay đã có 4 lệnh bắt giữ được đưa ra, tuy nhiên chưa lệnh bắt giữ nào được thi hành.

* Về vụ việc tại Libya

Trước các cuộc tấn công có hệ thống vào dân thường khiến hơn 10.000 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người bị thương, Hội đồng Bảo an đã thông qua Nghị quyết xác định tình hình ở Libya tạo thành mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Nghị quyết cho phép thực hiện “tất cả các biện pháp cần thiết”, bao gồm cả biện pháp quân sự để bảo vệ thường dân và các khu vực đông dân cư dân bị đe dọa tấn công và thiết lập một khu vực cấm bay. Vào ngày 26 tháng 2 năm 2011, Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết số 1970 về tình hình ở Libya và thông báo cho công tố viên của TAHSQT. Sau khi thực hiện điều tra sơ bộ, các công tố viên xác định rằng có đủ bằng chứng để chứng minh rằng tội phạm chống nhân loại đã và đang được thực hiện dưới chế độ của Muammar Gaddafi. Theo báo cáo của công tố viên cho Hội đồng Bảo an vào đầu tháng 5 năm 2011, cũng có bằng chứng cho thấy xuất hiện các hành vi tội phạm như hiếp dâm, trục xuất cưỡng bức cấu thành tội phạm chiến tranh theo Quy chế Rome. Trong Nghị quyết số 1970 của HĐBA về tình hình tại Libya, khoản 4 đoạn 5 quy định rằng: “…các nhà chức trách Libya phải hợp tác đầy đủ với và cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết cho Tòa án theo Nghị quyết này, và kêu gọi tất cả các quốc gia và khu vực có liên quan và các các tổ chức quốc tế hợp tác đầy đủ với Tòa án…”.

97

Về nguyên tắc, chỉ có HĐBA, khi hành động theo Chương VII của Hiến chương, có quyền lực để áp đặt nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của LHQ, bất kể các quốc gia là thành viên hay không của Quy chế Rôm. Tuy nhiên, trong hai trường hợp HĐBA thông báo cho TAHSQT, HĐBA khi yêu cầu các quốc gia nơi tội phạm diễn ra (và các quốc gia có liên quan) hợp tác đầy đủ với Tòa án, thì chỉ kêu gọi các quốc gia không thành viên hợp tác với Tòa19. Như vậy, các Nghị quyết không áp đặt nghĩa vụ hợp tác với Tòa lên các quốc gia không thành viên của Quy chế Rôm.

So sánh với các Nghị quyết trước đây của HĐBA, chúng ta thấy rõ một số điểm khác biệt. Ví dụ, đoạn 4 của Nghị quyết số 827 của HĐBA ngày 25 tháng 5 năm 1993 về thành lập TAHSQT về Nam Tư cũ, và đoạn 2 của Nghị quyết số 955 ngày 08 tháng 11 năm 1994 về thành lập TAHSQT cho Ruanđa quy định rằng: “tất cả các quốc gia phải hợp tác đầy đủ với Tòa án quốc tế và các cơ quan của nó ...”. Như vậy, nghĩa vụ hợp tác của tất cả các quốc gia theo các Nghị quyết 955 và 827 là bắt buộc.

Giải thích cho quy định có phần “mềm dẻo” của HĐBA trong các Nghị quyết 1970 và 1593, nhiều quan điểm cho rằng quy định như vậy là phù hợp, vì Trung Quốc, Nga, và Hoa Kỳ sẽ thực hiện phủ quyết Veto đối với Nghị quyết nếu Nghị quyết tuyên bố rằng tất cả các quốc gia, trong đó có cả các quốc gia không thành viên phải hợp tác với Tòa án. Với trường hợp của Sudan, cho đến nay bốn lệnh bắt giữ vẫn chưa được thi hành, vì khả năng Trung Quốc và LB Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết Veto nếu Hội đồng Bảo an đưa ra nghị quyết sử dụng các biện pháp cần thiết buộc các quốc gia không là thành viên của Quy chế Rôm hợp tác với TAHSQT. Mặc dù TAHSQT gặp

19

Nghị quyết số 1593 của Hội đồng Bảo an LHQ năm 2005, đoạn 2; Nghị quyết số 1970 của HĐBA LHQ năm 2011, đoạn 5.

98

khó khăn khi đưa Tổng thống Al-Bashir ra trước Tòa, tuy nhiên, các lệnh bắt giữ đã tạo ra hệ quả nghiêm trọng đối với ông Al-Bashir. Cho đến nay, có 122 quốc gia thành viên của TAHSQT có nghĩa vụ bắt giữ và giao nộp Tổng thống Al-Bashir cho Tòa nếu ông ta hiện diện trên lãnh thổ của các quốc gia này. Chính vì vậy, tổng thống Al-Bashir đã không được mời tham dự lễ nhậm chức năm 2010 của Tổng thống Zuma ở Nam Phi. Chính phủ Nam Phi giải thích rằng nếu Tổng thống Sudan đến thăm Nam Phi, thì các nhà chức trách Nam Phi sẽ không có lựa chọn nào khác để tiến hành bắt giữ ông ta và chuyển đến The Hague. Như vậy, Nam Phi đã tuân thủ và thực hiện theo đúng nghĩa vụ thành viên của Quy chế Rôm [107]. Tuy nhiên, gần đây Tổng thống Al- Bashir đã được ba quốc gia thành viên của Quy chế Rôm cho phép đến thăm các quốc gia này là Chad, Kenya và Djibouti, với động thái này, các quốc gia đã thất bại trong việc tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế mà chính họ thừa nhận khi phê chuẩn Quy chế Rôm.

Các quy định trên của Quy chế Rôm là sản phẩm của quá trình đàm phán nhằm xác định mối quan hệ của TAHSQT thường trực và HĐBA-LHQ, cơ quan chính chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 13 (b) và Điều 16 của Quy chế Rôm là sự dung hòa giữa quan điểm về việc thiết lập một TAHSQT thường trực, độc lập với quan điểm thiết lập một tòa án đặt dưới kiểm soát của HĐBA. Thỏa thuận cuối cùng đã đạt được khi trao cho HĐBA quyền thông báo đến Toà án, đồng thời xác định trách nhiệm của HĐBA về các vấn đề hòa bình quốc tế và an ninh quốc tế trong mối quan hệ đối với các tội phạm cốt lõi thuộc thẩm quyền của TAHSQT.

Như vậy, cho đến nay Hội đồng Bảo đã thực hiện thẩm quyền theo Quy chế Rôm chuyển hai vụ việc cho TAHSQT. Bản chất của việc trao thẩm quyền cho Hội đồng Bảo an thông báo các vụ việc đến TAHSQT cũng làm nảy sinh không ít các vấn đề gây tranh cãi. Một số quốc gia cho rằng việc sử

99

dụng cơ chế này sẽ làm chính trị hóa Tòa án và ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin vào Tòa án. Những quốc gia này lo ngại các thành viên thường trực HĐBA sẽ ngăn cản và trì hoãn việc thông báo những vụ việc liên quan đến công dân của các quốc gia là thành viên của HĐBA. Tuy nhiên, đa số các quốc gia ủng hộ cơ chế này và cho rằng quyền lực của HĐBA được thực thi theo Hiến chương LHQ trong những vụ việc này sẽ là một trong nhữn biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy lùi các nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

100

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1. Các thiết chế xét xử hình sự quốc tế ra đời sau Đại chiến Thế giới lần Thứ hai và đặc biệt sau thời kỳ chiến tranh lạnh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, tạo tiền đề cho cộng đồng quốc tế xây dựng một thiết chế xét xử hình sự quốc tế thường trực, độc lập đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đó chính là Tòa án hình sự quốc tế hình thành trên cơ sở Quy chế Rôm năm 1998. TAHSQT theo Quy chế Rôm đã kế thừa những đặc điểm của các thiết chế xét xử hình sự quốc tế tước đây, tuy nhiên cũng chứa đựng những điểm khác biệt, thể hiện rõ tính chất, đặc trưng của thiết chế này.

2. Một trong những đặc trưng cơ bản của TAHSQT là thẩm quyền mang tính chất bổ sung. Theo đó, TAHSQT không phải là một thiết chế tài phán có vị trí cao hay ưu tiên hơn so với tòa án trong nước của các quốc gia, mà nó chỉ là một thiết chế tài phán bổ sung cho tòa án của các quốc gia. TAHSQT chỉ hành động và thực hiện thẩm quyền của mình khi các tòa án của các quốc gia không muốn hoặc không thể hành động. Do vậy, TAHSQT được coi như giải pháp cuối cùng để đảm bảo thực hiện công lý, loại trừ tính trạng không bị trừng trị đối với các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất.

3. Với những đặc điểm đặc thù về thẩm quyền như vậy, TAHSQT không chỉ thực hiện thẩm quyền với công dân của các quốc gia thành viên của Quy chế Rôm, mà Tòa án còn thực hiện thẩm quyền với công dân của các quốc gia không phải là thành viên của Quy chế. Có hai trường hợp dẫn đến việc Tòa án có thể thực hiện thẩm quyền đối với các quốc gia không thành viên: thứ nhất trên cơ sở Nghị quyết của HĐBA thông báo đến Tòa và thứ hai, tòa án thực hiện thẩm quyền đối với công dân của nước không phải thành viên của Quy chế Rôm trên cơ sở nguyên tắc thẩm quyền theo lãnh thổ. Như vậy,

101

việc các quốc gia không là thành viên của Quy chế Rôm không loại trừ khả năng Tòa án sẽ thực hiện thẩm quyền đối với công dân các quốc gia đó.

Với việc quy định về thẩm quyền của TAHSQT như trên, các quốc gia hiện chưa là thành viên của Quy chế Rôm cần nghiên cứu một cách thấu đáo để lựa chọn cách thức để xác lập mối quan hệ với TAHSQT, sao cho vừa đảm bảo lợi ích của quốc gia mình, vừa cân bằng với mục tiêu thúc đẩy hòa bình, công lý chung của nhân loại.

102

CHƢƠNG 4

VẤN ĐỀ GIA NHẬP QUY CHẾ RÔM CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 95)