6. Kết cấu của Luận án
2.3.3. Giai đoạn từ Đại chiến Thế giới Thứ nhất đến Đại chiến Thế giới Thứ hai
giới Thứ hai
Sau Đại chiến Thế giới Thứ nhất, trước những tổn thất nặng nề và những thảm họa nhân đạo mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt, nhu cầu hình thành một thiết chế để xét xử các tội phạm quốc tế lại được đặt ra. Trong Hiệp ước Versailles được ký ngày 28 tháng 6 năm 1919 giữa các quốc gia Liên minh thắng trận, quy định về việc thành lập một TAHSQT có thẩm quyền xét xử các cá nhân đã thực hiện các tội phạm chiến tranh. Tòa án có thẩm quyền xét xử không chỉ với các binh lính mà còn với cả các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của các nước thua trận. Tuy nhiên, Tòa án này đã không được hình thành trên thực tế, chủ yếu do sự phản đối của Hoa Kỳ. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, việc thiết lập một tòa án có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia.
Sau đó, trước thảm kịch vua Nam Tư cũ và ngoại trưởng Pháp bị ám sát năm 1934, dưới sự chủ trì của Hội quốc liên, các quốc gia đã dự thảo Công ước về Ngăn ngừa, trừng trị khủng bố và Công ước về việc thành lập TAHSQT nhằm xét xử các hành vi khủng bố. Tuy nhiên, Công ước về thành lập TAHSQT của Hội quốc liên đã không thể ra đời do không đạt được số
53 lượng tham gia tối thiểu của các quốc gia.
Như vậy, trong giai đoạn này, cộng đồng quốc tế đã nhận thức được nhu cầu cần có sự trấn áp quốc tế đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất, tuy nhiên những nỗ lực để hình thành những thiết chế có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại này chính là rào cản chủ quyền quốc gia và do các quốc gia không thể đạt được sự thỏa thuận chung trong việc hình thành thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế.