TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở thông báo của quốc gia thành viên

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 90)

6. Kết cấu của Luận án

3.3.1. TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở thông báo của quốc gia thành viên

Proprio motu và thứ ba là thông báo của HĐBA-LHQ. Đến nay, TAHSQT đã thực hiện thẩm quyền đối với 8 vụ việc, trong đó 4 vụ việc do các quốc gia thành viên thông báo, 2 vụ việc do Hội đồng Bảo an thông báo và 2 vụ việc được tiến hành dựa trên cơ chế proprio motu của công tố viên.

3.3.1. TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở thông báo của quốc gia thành viên gia thành viên

Theo điểm a, Điều 13 của Quy chế Rôm: “Tòa án có thể thực hiện quyền tài phán đối với các tội phạm nếu một vụ việc trong đó một hay nhiều tội phạm đã xảy ra được Quốc gia thành viên thông báo cho Trưởng Công tố”. Tại điều 14, Quy chế cũng đã đề cấp đến việc thông báo về tội phạm của quốc gia thành viên: “1. Quốc gia thành viên có thể thông báo cho Trưởng Công tố về một vụ việc trong đó một hay nhiều tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án đã xảy ra, yêu cầu Trưởng Công tố điều tra để xác định những cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các tội phạm đó. 2. Thông báo phải cụ thể đến mức tối đa về các tình tiết liên quan và phải kèm theo các tài liệu bổ trợ mà Quốc gia thông báo đang có”.

Như vậy, theo các quy định trên, hành động của một quốc gia không đơn giản chỉ là việc cung cấp thông tin hoặc kêu gọi sự chú ý của Trưởng công tố về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm, mà còn có ý nghĩa trao quyền của TAHSQT, vì khi thiếu hành động này, Tòa án sẽ không thể thực hiện thẩm quyền của mình. Do vậy, về nguyên tắc chỉ có các quốc gia thành viên

91

mới có quyền yêu cầu Trưởng công tố điều tra một vụ việc [31; 63].

Cho đến nay, bốn quốc gia thành viên của Quy chế Rome là Uganda, Cộng hòa Dân chủ Côngô, Cộng hòa Trung Phi và Mali đã thông báo các vụ việc xảy ra trên lãnh thổ của họ cho TAHSQT. Trên cơ sở những thông báo này, TAHSQT mới có thể thực hiện thẩm quyền của mình trong việc điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ các quốc gia thành viên.

* Về vụ việc ở Uganda

Vụ việc đầu tiên do Chính phủ Uganda chuyển đến TAHSQT vào ngày 16 tháng 12 năm 200318

. Tuy nhiên cho đến nay các lệnh bắt giữ đối với ông Joseph Kony và ba lãnh đạo cao cấp của Quân đội Kháng chiến của Chúa vẫn chưa được thực thi.

* Về vụ việc tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Vào ngày 03 tháng 3 năm 2004, TAHSQT tiếp nhận vụ thứ hai đến từ Cộng hòa Dân chủ Công gô. Bản án đầu tiên của TAHSQT đã được tuyên đối với ông Thomas Lubanga Dyilio vào ngày 10 tháng 7 năm 2012, ông ta đã bị kết án 14 năm tù. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2012, Tòa tiền xét xử II đã tuyên bố trắng án đối với Ông Mathieu Ngudjolo Chui, người bị cáo buộc thực hiện các tội phạm chống nhân loại và tội phạm chiến tranh. Kháng cáo của Công tố viên đối với bản án này cũng đang được xem xét bởi Tòa phúc thẩm.

* Về vụ việc tại Cộng hòa Trung phi

Vụ việc do Chính phủ Cộng hòa Trung Phi chuyển đến Tòa vào năm 2004. Công tố viên đã tiến hành mở cuộc điều tra vào tháng 5 năm 2007. Trong vụ việc ở CH Trung phi, chỉ có một vụ duy nhất là Công tố viên truy tố Jean-Pierre Bemba Gombo. Hoạt động xét xử được bắt đầu vào ngày 22 tháng 11 năm 2010 với các cáo buộc liên quan đến tội phạm chiến tranh và tội phạm

18

Tháng 12 năm 2003 của Tổng thống Yoweri Museveni đã quyết định thông báo vụ việc liên quan đến quân đội Kháng chiến của Chúa lên Công tố viên của TAHSQT.

92 chống nhân loại.

* Về vụ việc tại Mali

Vụ việc ở Mali đã được Chính phủ Mali chuyển đến TAHSQT vào ngày 13 Tháng 7 năm 2012. Sau khi tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc, bao gồm cả việc đánh giá khả năng có thể thụ lý vụ việc của Tòa, Công tố viên xác định rằng có các cơ sở hợp lý để tiến hành một cuộc điều tra. Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Văn phòng Công tố viên đã mở một cuộc điều tra các hành vi tội phạm bị cáo buộc thực hiện trên lãnh thổ của Mali kể từ tháng 1 năm 2012 và hiện đã được phân công cho Tòa Tiền xét xử II.

Trên cơ sở thông báo của Chính phủ các quốc gia thành viên đến TAHSQT, các hoạt động tố tụng của Tòa trong những vụ việc này đã diễn ra nhanh chóng và tương đối thuận lợi, với sự trợ giúp và hợp tác chặt chẽ của các Chính phủ có liên quan. Chính vì vậy, bản án đầu tiên của Tòa kể từ thời điểm thành lập cũng đã được tuyên trong vụ việc tại Công gô – một trong những quốc gia thành viên của Quy chế Rôm tình nguyện thông báo vụ việc đến Tòa án.

Trong các cơ sở để TAHSQT thực hiện thẩm quyền của mình thì thông báo của các quốc gia thành viên là con đường thuận lợi nhất cho Tòa án trong toàn bộ quá trình tố tụng, từ khi thụ lý vụ việc đến khi bản án được thi hành. Việc thông báo vụ việc của các quốc gia thành viên cho Tòa thể hiện sự đồng thuận và mong muốn Tòa sẽ giải quyết vụ việc xảy ra tại quốc gia mình. Trong trường hợp này, các quốc gia đã chủ động chấp nhận và nhường lại thẩm quyền xét xử cho TAHSQT và thường diễn ra trong bối cảnh mà ở đó tòa án quốc gia không đủ khả năng để thực hiện thẩm quyền của mình.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 90)