6. Kết cấu của Luận án
4.3.1. Những thuận lợi và thách thức xuất phát từ nguyên tắc thẩm quyền bổ sung của TAHSQT
quyền bổ sung của TAHSQT
Nguyên tắc thẩm quyền bổ sung là đặc trưng cơ bản của TAHSQT, được hình thành với mục đích trước hết là giải quyết mối quan hệ giữa TAHSQT và các tòa án quốc gia. Theo nguyên tắc thẩm quyền bổ sung, TAHSQT chỉ là giải pháp cuối cùng, khi các tòa án quốc gia không thể hoặc không muốn thực thi thẩm quyền của mình đối với các tội phạm quốc tế. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ nguyên tắc thẩm quyền bổ sung, nhiều ý kiến lo ngại đến khả năng chủ quyền quốc gia dễ bị xâm hại, vì Tòa án có toàn quyền xác định vụ việc mà các quốc gia “không thể” hoặc “không muốn” truy tố và xét xử các tội phạm quốc tế.
Vấn đề này cũng đã được bàn luận khá căng thẳng tại các cuộc họp của Uỷ ban Trù bị trước và trong Hội nghị Rôm năm 1998, cuối cùng các quốc gia đã thống nhất để cho Tòa án quyền xác định các vụ việc trong đó các quốc gia “không muốn” hoặc “không thể” điều tra hay xét xử các tội phạm quốc
26
Tuyên bố của Công tố viên Luis Moreno-Ocampo, ngày 16 tháng 6 năm 2003 trong lễ nhận chức Trưởng Công tố của TAHSQT.
134
tế. Mặc dù thẩm quyền này của TAHSQT là khá nhạy cảm, tác động trực tiếp đến chủ quyền quốc gia, và đương nhiên nó tồn tại một số hạn chế phải khắc phục, nhưng các quốc gia đã sẵn sàng bỏ qua những hạn chế đó để TAHSQT có thể thực hiện thẩm quyền của mình. Minh chứng cho sự ủng hộ của các quốc gia là việc các quốc gia đã dễ dàng thống nhất và thông qua những quy định liên quan đến các điều kiện để thụ lý vụ án của TAHSQT được quy định trong Quy chế Rôm. Các quốc gia đều thống nhất cho rằng những quy định này là giải pháp hợp lý nhằm tránh cho một số quốc gia sử dụng chiêu bài chủ quyền quốc gia để cản trở hoạt động tố tụng của TAHSQT. Để khắc phục những hạn chế xuất phát từ thẩm quyền bổ sung, trong quá trình hoạt động của mình, Tòa án cũng đang nỗ lực để đưa ra các tiêu chí nhằm xác định rõ các yếu tố còn gây tranh cãi như: “không muốn”, “không thể”, nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mà các quốc gia cho rằng TAHSQT sẽ xâm phạm đến chủ quyền của các quốc gia.
Quy chế Rôm không quy định bất kỳ nghĩa vụ nào cho các quốc gia thành viên phải ban hành, sửa đổi các quy định của pháp luật trong nước cho phù hợp với Quy chế Rôm. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc thẩm quyền bổ sung tự bản thân nó sẽ đặt ra yêu cầu này cho các quốc gia thành viên, nếu các quốc gia muốn thực hiện thẩm quyền của mình đối với các tội phạm được quy định trong Quy chế.
Cho đến nay, hầu hết các quốc gia thành viên của Quy chế Rôm đều khẩn trương tiến hành các hoạt động sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, nhằm đáp ứng đến mức tối đa các nguyên tắc, chuẩn mực như được quy định trong Quy chế Rôm [88]. Như vậy, nguyên tắc thẩm quyền bổ sung sẽ thúc đẩy khả năng xét xử của tòa án quốc gia đối với những tội phạm nghiêm trọng được đề cập trong Quy chế [88]. Khi các quốc gia có khả năng thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố các tội phạm quy định trong Quy chế Rôm, thì sẽ
135
không xuất hiện bất kỳ sự can thiệp nào từ TAHSQT và do vậy chủ quyền của các quốc gia sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu một quốc gia không muốn hoặc không thể điều tra hoặc truy tố một vụ việc, TAHSQT sẽ thực hiện nguyên tắc thẩm quyền bổ sung và tiến hành truy tố, xét xử, trừng phạt tội phạm trong vụ việc đó. Vì vậy, nguyên tắc thẩm quyền bổ sung sẽ thúc đẩy các quốc gia thực thi luật hình sự quốc tế về nội dung, cũng như thực thi thẩm quyền của TAHSQT.