6. Kết cấu của Luận án
4.4.1. xuất thời điểm và những điều kiện chính trị, xã hội cần thiết để Việt Nam gia nhập Quy chế
thiết để Việt Nam gia nhập Quy chế Rôm
4.4.1.1. Thời điểm Việt Nam gia nhập Quy chế Rôm
Trong thư kêu gọi Việt Nam gia nhập Quy chế Rôm năm 2011, Chủ tịch Liên minh vì TAHSQT đã nhấn mạnh rằng: “đây là thời điểm thích hợp nhất để Việt Nam xem xét và gia nhập Quy chế Rôm... Việt Nam gia nhập Quy chế Rôm sẽ là một bước tiến trong việc gia tăng sự tham gia của châu Á và đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á. Sau Campuchia, Philippines, và Đông Ti mo, việc Việt Nam trở thành thành viên của Quy chế Rôm sẽ tăng cường tiếng nói của ASEAN cũng như khu vực Châu Á tại TAHSQT”. Liên hệ với bối cảnh riêng của Việt Nam, Bà Chủ tịch cũng nhận định: “Lịch sử của chiến tranh và xung đột mà Việt nam phải gánh chịu cũng chia sẻ với lịch sử cho sự ra đời của TAHSQT”32
.
Tại Việt Nam, quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh, phòng chống các tội phạm quốc tế, hướng đến một nền
144
công lý toàn cầu, đã có những bước chuyển biến rõ nét. Cụ thể, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ chủ trương tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và những phương tiện giết người hàng loạt khác. Những quan điểm đường lối chính sách trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với Quy chế Rôm thành lập TAHSQT có thẩm quyền xét xử các tội phạm diệt chủng, chống nhân loại, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược [24].
Việc tham gia Quy chế Rôm về TAHSQT là xuất phát từ nhu cầu nội tại của Việt Nam về cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế. Điều này đã được định hướng rõ tại hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng như Nghị quyết số 49/NQ - TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Gia nhập Quy chế Rôm vào thời điểm hiện tại Việt Nam sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của 122 quốc gia thành viên của TAHSQT, chiếm đa số các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Trong đó, phải kể đến sự hỗ trợ từ các khu vực Châu Âu, Châu Mỹ và các tổ chức xã hội dân sự để giúp cho các hoạt động gia nhập và thực thi Quy chế Rôm tại Việt Nam được thuận lợi.
4.4.1.2. Xem xét các điều kiện chính trị, xã hội để thúc đẩy quá trình gia nhập Quy chế Rôm của Việt Nam
Quy chế Rôm là một Điều ước quốc tế đa phương bao gồm 128 điều khoản, được chia làm 12 phần, đề cập đến rất nhiều vấn đề phức tạp thể chế hóa hầu hết các vấn đề của luật hình sự và tố tụng hình sự quốc tế: các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự (điều 22 đến 33); cơ cấu tổ chức và điều hành
145
của Tòa án (điều 34 đến 52); hoạt động điều tra và truy tố, xét xử (điều 53 đến 76); thủ tục phúc thẩm và xét lại (điều 81 đến 85); hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp (điều 86 đến 102); vấn đề thi hành bản án, quyết định của Tòa án (điều 103 đến 111). Các quy định của Quy chế Rôm thể hiện sự kết hợp, hài hòa hóa giữa nhiều truyền thống pháp luật khác biệt trên thế giới. Nhiều các quy định của Quy chế, bao gồm cả các quy định về định nghĩa các tội phạm nghiêm trọng nhất lẫn các quy định về tố tụng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án của Tòa án đều chưa từng được quy định, hoặc có nội dung khác biệt cơ bản với các quy định trong pháp luật quốc gia.
Những nhân tố trên buộc các quốc gia, trước khi quyết định gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT, phải có những bước tuyên truyền, phổ biến về nhận thức cho cộng đồng xã hội về Tòa án. Đặc biệt, tại nhiều quốc gia, bên cạnh các hoạt động chuẩn bị tích cực về nhân lực, thể chế, tài chính cần thiết, còn phải tổ chức, khuyến khích các hoạt động đào tạo, trao đổi học thuật và tổ chức các diễn đàn xã hội, dân chủ với sự tham gia của xã hội dân sự về các vấn đề vai trò, chức năng, thẩm quyền và hoạt động của Tòa án. Tại nhiều nước, hoạt động của các tổ chức quốc tế, như LHQ, Hội chữ thập đỏ quốc tế, Tổ chức ân xá quốc tế, Liên minh châu Âu…cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi nhận thức xã hội, tác động đến quyết định gia nhập Quy chế Rôm. Điển hình cho ảnh hưởng của xã hội dân sự đến quyết định gia nhập Quy chế Rôm là sự ra đời và hoạt động của Liên minh vì TAHSQT (The Coalition for the International Criminal Court - CICC), bao gồm 2.500 tổ chức của xã hội dân sự, được thành lập từ năm 1995, hiện nay có hoạt động tại hơn 150 quốc gia.
Việt Nam đã chính thức tham gia quá trình đàm phán, soạn thảo Quy chế Rôm từ năm 1998. Trước đó, Việt Nam cũng đã có những chuyên gia được cử đến tham dự và theo dõi các phiên họp của Uỷ ban đặc biệt và Ủy
146
ban trù bị thành lập Tòa án hình sự quốc tế từ năm 1995. Việt Nam cũng đã cử đoàn tham dự Phiên họp cuối cùng của Uỷ ban trù bị thành lập Tòa án hình sự quốc tế , họp từ ngày 16/3 đến ngày 3/4/1998 để hoàn tất Dự thảo quy chế Rôm và tham dự Hội nghị ngoại giao thành lập Tòa án hình sự quốc tế, họp từ ngày 15/6 đến ngày 17/7/năm 1998. Trong quá trình tham gia đàm phán thành lập TAHSQT, Việt Nam chưa bày tỏ quan điểm chính thức về việc có tham gia hay không tham gia Quy chế Rôm về TAHSQT. Tuy nhiên, Việt Nam luôn nhận thức ý nghĩa của việc tham gia Quy chế Rôm và đã nêu rõ lập trường của mình là mong muốn thành lập một Tòa án độc lập, công bằng và vô tư.
Bên cạnh nhận thức của các cấp lãnh đạo, nhận thức, sự hiểu biết của các tầng lớp trong xã hội cũng là một yếu tố quan trọng quyết định việc Việt Nam có thể tham gia hay không tham gia Quy chế Rôm về Tòa án hình sự quốc tế. Để nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của các tầng lớp trong xã hội, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và đặc biệt là giáo dục các kiến thức liên quan đến Luật Hình sự quốc tế nói chung cũng như Tòa án Hình sự quốc tế nói riêng cần được đặc biệt chú trọng và đầu tư thích đáng.