Nguyên tắc không xét xử hai lần (non bis in idem)

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 71)

6. Kết cấu của Luận án

3.1.2. Nguyên tắc không xét xử hai lần (non bis in idem)

Nguyên tắc một người không thể bị xét xử hai lần về cùng một hành vi phạm tội đã xuất hiện trong luật La Mã cổ đại. Sau đó, nguyên tắc này được quy định một cách phổ biến trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như trong tập quán pháp quốc tế và các điều ước quốc tế phổ cập. Tại khoản 7, Điều 14, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Liên hợp quốc năm 1966 quy định như sau: “Không ai có thể bị xét xử lần thứ hai và chịu hình phạt về một tội phạm mà người đó đã hoàn toàn chịu án hoặc đã được tha miễn theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của mỗi quốc gia”. Nghị định thư số 7 của Công ước Châu Âu năm 1984 về việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người cũng ghi nhận: “không ai có thể bị xét xử và bị kết án hình sự hai lần trong khuôn khổ quyền tài phán của một quốc gia” [6].

Nguyên tắc không xét xử hai lần đã được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 20, Quy chế Rôm và trở thành một trong những nguyên tắc nền tảng cho việc thực hiện thẩm quyền của TAHSQT [41]: “1...Không ai bị Tòa án xét xử về một hành vi cấu thành tội phạm mà người đó đã bị Tòa án kết án hoặc tuyên bố vô tội…”. Những quy định này cũng là căn cứ để Tòa án xem xét có

72

hay không thụ lý vụ án. Khoản 4 điều 17 của Quy chế Rôm về vấn đề thụ lý của TAHSQT quy định rõ các trường hợp không thụ lý vụ án liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc không xét xử hai lần: “…Tòa án quyết định không thụ lý vụ việc nếu:…c) Cá nhân liên quan đã bị xét xử về chính hành vi nêu trong đơn khiếu nại…”.

Một phần của tài liệu luận văn thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của việt nam (Trang 71)