Đổi mới công tác đảm bảo hoạt động của Toà án và các Cơ quan Tƣ pháp

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 93 - 94)

quan Tƣ pháp

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, có thể thấy rằng, trong hoạt động xét xử của Toà án còn có vai trò của người bào chữa; hoạt động xét xử của Toà án trong nhiều trường hợp không tách rời và phải dựa trên kết quả hoạt động giám định tư pháp, công chứng… trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Bên cạnh đó, trong hoạt động xét xử của Toà án, pháp luật còn quy định việc kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân, giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và điều quan trọng nữa là hoạt động xét xử cũng như vấn đề quản lý cán bộ Toà án các cấp còn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, với những quy định trên và căn cứ vào những quy định khác của pháp luật về việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thẩm phán, việc giao cho TANDTC quản lý các TAND điạ phương về mặt tổ chức không gắn với yếu tố “khép kín” trong tổ chức và hoạt động của ngành.

Khi tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện thì số Thẩm phán cấp tỉnh, thành sẽ rôi ra, có thể tăng cường bố trí làm lãnh đạo cho Toà án nhân dân cấp quận, huyện (nếu huyện nào chưa có Chánh án, phó Chánh án), hoặc tăng cường công tác cho cấp huyện từ 1 đến 3 năm mà vẫn giữ nguyên ngạch thẩm phán cấp tỉnh và lương đang hưởng. Động viên bằng chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng cho các thẩm phán hiện có, có năng lực đảm nhận thêm các vụ án tăng theo thẩm quyền.

Một số huyện chưa đủ điều kiện thực hiện tăng thẩm quyền xét xử thì áp dụng khoản 2 Điều 170 BLTTHS. Những vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Tuỳ theo vụ việc và tuỳ theo điều kiện từng huyện, Toà án sẽ tăng dần số vụ việc trên cơ sở con người và cơ sở vật chất cho các Toà án quận, huyện.

Ngoài ra để thực hiện tốt thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, tránh được những bất cập, vướng mắc và hạn chế đã gặp, các TAND cấp huyện nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung phải có tổ chức hợp lý. Cụ thể:

- Tổ chức các cơ quan tư pháp theo hướng tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, con người để đảm bảo phản ứng nhanh chóng với các trường hợp phạm tội và đỡ tốn kém cho các hoạt động tố tụng.

- Thu gọn các đầu mối của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để đảm bảo hiệu quả kinh tế và đấu tranh phòng chống tội phạm; sự độc lập của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Và cuối cùng là cần nâng cao nhận thức thống nhất pháp luật về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 93 - 94)