Các giải pháp về cơ cấu bộ máy và tổ chức phân công lao động trong Toà án cấp huyện.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 88 - 89)

trong Toà án cấp huyện.

Theo Điều 17 Luật tổ chức Toà án năm 2002, công tác quản lý các Toà án địa phương do Toà án nhân dân Tối cao đảm nhận.

Thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự khu vực và tương đương do Chánh án Toà án nhân dân Tối cao bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Chính vì vậy mà từ nay đến năm 2005 Toà án nhân dân Tối cao cần có một kế hoạch cụ thể bổ sung biên chế cho Toà án cấp huyện 1001 người. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao thông qua Hội đồng tuyển chọn cần nhanh chóng bổ nhiệm 1001 Thẩm phán. Đây là số lượng Thẩm phán hiện tại đang thiếu mà đã được đồng chí Chánh án Toà án nhân dân Tỗi cao nhiều lần trình bày trước Quốc Hội. Việc bổ sung biên chế và bổ nhiệm Thẩm phán trước mắt phải đảm bảo cho một Toà án cấp huyện ngoài lãnh đạo ít nhất là 3 Thẩm phán, hai Thư ký và chuyên viên giúp việc, cán bộ văn phòng. Đối với các Toà án quận, thành phố thuộc tỉnh, tuỳ theo số lượng vụ việc, tính chất công việc phải giải quyết biên chế cho phù hợp. Việc tăng biên chế, bổ nhiệm Thẩm phán là xuất phát từ yêu cầu để đảm bảo được hoạt động bình thường và yêu cầu của việc tăng thẩm quyền hiện nay.

Cần phải thành lập bộ phận văn phòng trong bộ máy huyện để hỗ trợ cho công tác xét xử.Với những Toà án huyện hàng năm có số lượng án ít thì bố trí 2 cán bộ làm công tác văn phòng. Còn ở những Toà án quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng án giải quyết nhiều thì cần phải thành lập bộ phận văn

phòng từ 3 – 4 biên chế, không kể bảo vệ, tạp vụ, trong đó có một văn thư, một kế toán, một đến hai đánh máy. Giải pháp này nhằm nâng cao hoạt động

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 88 - 89)