Thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 50)

án nhân dân cấp huyện

Tình hình vi phạm pháp luật và các loại tội phạm trong những năm qua xảy ra ngày càng nghiêm trọng với diễn biến rất phức tạp. Trước thực trạng và

thách thức trên, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thời gian qua một loạt các văn bản pháp luật được ban hành nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của Toà án nói riêng. Đặc biệt phải kể đến là Luật tổ chức TAND năm 2002, BLTTHS sửa đổi, bổ sung năm 2003. Các văn bản pháp luật này đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức xã hội và công dân.

Song hành với việc thực hiện BLTTHS sửa đổi, bổ sung năm 2003, trong thời điểm hiện nay thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện vẫn được tách làm 2 nhóm, đó là những TAND cấp huyện có đủ điều kiện được giao thẩm quyền xét xử mới theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS từ 01/7/2004 và những TAND cấp huyện chưa có đủ điều kiện thì thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 BLTTHS.

Nhìn nhận một cách khách quan việc mở rộng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện là phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Để nhìn nhận vấn đề này chúng ta cần phân tích thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền xét xử của TAND các cấp nói chung, TAND cấp huyện nói riêng và hiệu quả của BLTTHS sửa đổi, bổ sung năm 2003 trong thời gian qua. Từ đó cho thấy vì sao chúng ta cần mở rộng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện.

Hiện nay công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự được thực hiện ở TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh, TANDTC không còn thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp như trước nữa.

Việc xét xử sơ thẩm của TAND các cấp trong thời gian qua thực hiện tương đối tốt, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đạt được kết quả này có sự đóng góp đáng kể của TAND cấp quận, huyện. Mặc dù những năm trước đây sự thiếu quan tâm, thiếu đầu tư phát triển TAND cấp quận, huyện; nhiều khó khăn về cán bộ và cơ sở vật chất nhưng TAND cấp quận, huyện đã thực hiện tốt chức năng của mình. Tính đến nay cả nước có gần 4.000 Thẩm phán, còn thiếu 1.205 người, trong đó TANDTC thiếu 23 người, TAND cấp tỉnh thiếu 186 người, TAND cấp huyện thiếu 1.001 người. Việc thiếu Thẩm phán tập trung ở một số địa phương như các đơn vị hành chính mới chia tách, một số địa phương vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Tình trạng thiếu nhiều Thẩm phán cấp huyện ở những địa phương này một phần do điều kiện địa lý xa xôi, khó khăn nhiều mặt. Mặt khác chế độ chính sách, chế độ tuyển dụng, điều chuyển, đãi ngộ cán bộ từ miền xuôi lên hỗ trợ cho các vùng này chưa thoả đáng. Do vậy, với thẩm quyền theo Luật tổ chức Toà án năm 1992 thì có nhiều quận, huyện số lượng án mà mỗi thẩm phán phải thụ lý và xét xử là rất cao. Theo thống kê của Bộ Tư pháp ngày 26/2/2001 thấy rằng: tại TAND thành phố Hồ Chí Minh Toà án cấp quận thụ lý năm 1997: 15.656 vụ án các loại và bình quân mỗi thẩm phán xét xử 11 25 vụ/tháng. Số lượng các vụ án mà TAND cấp quận, huyện trong cả nước xét xử là rất lớn, năm 1998 số vụ án mà TAND cấp huyện và TAQS khu vực đã xét xử là 30.959 vụ trong khi đó TAND cấp tỉnh và TAQS Quân khu đã xét xử chỉ là 17.332 vụ. Năm 1999 TAND cấp huyện và TAQS khu vực xét xử 31.899 vụ, còn TAND tỉnh và TAQS Quân khu đã xét xử 30.443 vụ trong đó TAND cấp tỉnh chỉ xét xử 13.760 vụ. Đáng quan tâm hơn nữa là nhiều TAND cấp huyện chi có 1 thẩm phán như Krôngnô, Đắc Rông, Kiên Giang...

Những tồn tại trên đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nên ngày 02/1/2002 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đặt ra

nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ Thẩm phán – nhân vật trung tâm của hoạt động tư pháp. Giải pháp cụ thể ở đây là cần tăng cường về số lượng và chất lượng Thẩm phán, xác định rõ các quyền và nghĩa vụ cụ thể của Thẩm phán, xây dựng cơ chế hữu hiệu bảo đảm cho Thẩm phán nói riêng và Toà án nói chung hoạt động độc lập và có hiệu quả. Vì vậy, đến tháng 6/2003 thì số lượng thẩm phám TAND cấp huyện là 2.411 người, trong đó có trình độ đại học là 1.889 người, đạt tỷ lệ 80% luân huấn 504 người.

Khi số lượng và chất lượng Thẩm phán được nâng lên đồng nghĩa với hoạt động xét xử của Toà án là hiệu quả. Kinh tế thị trường một mặt thúc đẩy xã hội phát triển, mặt khác cũng làm phát sinh nhiều tội phạm và vi phạm pháp luật. Qua nghiên cứu cho thấy số vụ phạm tội được phát hiện và xử lý tuy có giảm so với các năm trước những một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng về số vụ với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi, táo bạo có tổ chức chặt chẽ và nguy hiểm. Đặc biệt đối tượng phạm tội là thanh, thiếu niên chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Đáng chú ý là trong một số vụ án có những cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất đã phạm tội hoặc bao che cho kẻ phạm tội, làm cho công tác điều tra xét xử khó khăn hơn. Đây là thách thức lớn đòi hỏi cán bộ Toà án phải nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

Theo báo cáo của TANDTC từ năm 1997 đến 2001, tình hình xét xử án hình sự của các cấp Toà án như sau:

Năm

Tổng thụ lý để xét xử Đã xét xử

Tỷ lệ

Tổng số vụ Tổng số Tổng số vụ Tổng số bị cáo

1997 62.557 98.479 54.195 83.977 86.6% 1998 67.513 106.595 62.775 96.875 91% 1998 67.513 106.595 62.775 96.875 91% 1999 70.104 100.746 63.231 97.301 90%

2000 64.879 98.445 59.738 89.309 92%

2001 62.813 92.286 58.711 85.089 92%

Với số liệu trên đã thể hiện trong những năm qua TAND các cấp đã giải quyết một số lượng án hình sự rất lớn và tỷ lệ giải quyết vụ án ngày càng cao, tỷ lệ án tồn đọng giảm từ 13,4% xuống chỉ còn 8%.

Trong đó đáng kể là sự nỗ lực cố gắng của Toà án các cấp địa phương trong việc thụ lý và giải quyết án cấp sơ thẩm, theo báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân từ năm 2000 đến 2003 thì tình hình thụ lý và giải quyết án sơ thẩm các năm như sau:

Năm

Tình hình án thụ lý để giải quyết sơ thẩm

Tổng số thụ lý

trong năm Số án đã giải quyết Tồn chưa xét xử Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

2000 44.675 66.524 42.171 62.676 2.504 3.848 2001 44.099 62.676 41.598 58.670 2.501 4.006 2001 44.099 62.676 41.598 58.670 2.501 4.006 2002 45.355 65.143 42.661 60.824 2.694 4.319 2003 50.146 76.074 46.352 68.912 3.794 7.162

Tình hình giải quyết án cấp sơ thẩm từ 2000 đến 2003 của Toà án cấp huyện và cấp tỉnh:

án thụ lý trong năm thẩm trong năm Cấp huyện đã xét xử Cấp tỉnh đã xét xử Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ 2000 44.675 42.171 94% 27.564 62 % 14.607 32 % 2001 44.099 41.598 94% 29.539 67 % 12.059 27 % 2002 45.355 42.661 94% 29.330 65 % 13.331 29 % 2003 50.146 46.352 92% 29.338 59 % 17.014 33 %

Qua số liệu trên cho thấy, hoạt động xét xử của TAND cấp huyện là rất hiệu quả. Hầu hết các TAND cấp huyện đã giải quyết được phần lớn các vụ án đã thụ lý trong thời hạn do luật định số vụ án giải quyết quá hạn là không đáng kể. Chất lượng xét xử của TAND cấp huyện ngày càng được nâng cao thể hiện thông qua số lượng các vụ án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chỉ khoảng 24,6% tổng số vụ án đã xét xử. Trong số các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị thì tỷ lệ phần trăm y án trên tổng số các vụ án đã xét xử phúc thẩm của TAND cấp tỉnh là rất cao. Năm 1998, tỷ lệ y án là 63,26%; năm 1999 là 64,4%; năm 2000 là 65,5%; năm 2002 là 68,6%. Trong khi đó, số vụ án bị huỷ là rất ít và ngày càng có chiều hướng giảm xuống. Theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của TANDTC, năm 2002, TAND cấp tỉnh khi xét xử phúc thẩm chỉ huỷ 428 vụ trong tổng số 6495 vụ đã giải quyết, chiếm tỷ lệ 6,58%. Từ số liệu trên đã cho thấy công tác xét xử của TAND cấp huyện đã phản ánh đúng sự thật khách quan.

Toà án nhân dân huyện Ba Vì là một trong những Toà án cấp huyện thực hiện tốt chức năng xét xử của mình. Là một huyện với 32 xã, 1 thị trấn (đồng bằng , trung du và miền núi), đây là địa bàn rộng với tình hình tội phạm rất phức tạp. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, TANDTC về tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm, TAND huyện Ba Vì đã không ngừng nỗ lực để thực hiện tốt những chỉ tiêu đã đề ra, góp phần quan trọng giữ vững trật tự an toàn xã hội trong huyện. Theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của

TAND huyện Ba Vì, trong năm 2002 và năm 2003 TAND huyện Ba Vì đã giải quyết 100% số vụ án hình sự đã thụ lý. Tất cả các vụ án đều được giải quyết dứt điểm trong thời hạn chậm nhất 30 ngày, nhiều vụ án được giải quyết trong thời hạn từ 15 - 20 ngày kể từ ngày thụ lý. Cho tới nay, Toà án huyện Ba Vì không có vụ án nào để quá thời hạn do luật định và vi phạm các thủ tục tố tụng hình sự. Trong số các vụ án giải quyết năm 2003, chỉ có 6 vụ án bị kháng cáo. Kết quả xét xử phúc thẩm y án 3 vụ, còn 3 vụ bị cải, sửa rất ít, không có vụ án nào bị huỷ, không có vụ án nào bị kháng nghị.

Thành tích của Toà án nhân dân cấp huyện nói chung ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, công tác giải quyết án hình sự của TAND các cấp nói chung còn nhiều bất cập. Mặc dù Toà án các cấp có nhiều cố gắng nhưng hàng năm án hình sự vẫn còn tồn đọng với số lượng lớn. Theo báo cáo 3 năm “tổng kết công tác tổ chức và cán bộ” của TANDTC năm 2002 thì án hình sự tồn đọng của các năm từ 1997 đến năm 2001 như sau:

Tình hình án hình sự tồn đọng hàng năm của Toà án các cấp:

Năm

Tổng thụ lý

để xét xử Đã giải quyết Tồn chƣa xét xử

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

1997 62.557 98.479 54.195 83.977 8.362 14.502 1998 67.513 106.895 61.775 96.875 4.738 9.720 1998 67.513 106.895 61.775 96.875 4.738 9.720 1999 70.104 100.746 63.231 97.301 6.873 3.445 2000 64.897 98.445 59.738 89.399 5.159 4.046 2001 62.813 92.286 58.771 85.089 4.102 7.197

Như vậy, hàng năm tuy kết quả giải quyết của TAND các cấp đạt ở mức độ 90% án tổng thụ lý, song án tồn chưa xét xử vẫn có hàng nghìn vụ án và theo số liệu trên tuy hàng năm số vụ án tồn có giảm, tuy nhiên số bị cáo lại

tăng lên. Năm 1999 tồn 6.873% vụ, với 3.445 bị cáo, năm 2001 giảm án tồn là 4.102 vụ lên đến 7.197 bị cáo. Điều đó chứng tỏ số vụ án phức tạp có đông bị cáo chưa đưa ra xét xử kịp thời.

Đặc biệt là án phúc thẩm 2 cấp TAND cấp tỉnh và Toà phúc thẩm TANDTC số vụ án tồn đọng quá hạn luật định với số lượng rất lớn. Tính từ năm 1995 đến năm 2000 lượng tồn của các Toà phúc thẩm TANDTC là 10.042 vụ án. Trung bình hàng năm các Toà án phúc thẩm TANDTC không giải quyết kịp hồ sơ vụ án đã được thụ lý phải chuyển sang năm sau là 1.673 vụ án.

Dù đã cố gắng nhưng TAND cấp tỉnh cũng không thể giải quyết được hết các vụ án đã thụ lý. Số lượng vụ án bị tồn đọng ở TAND cấp tỉnh là khá lớn, khoảng trên 10% và ngày càng có chiều hướng tăng lên. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao chỉ trong quý IV năm 2001 và 9 tháng đầu năm 2002, TAND cấp tỉnh mới xét xử được13.331 vụ trong tổng số 14.710 vụ đã thụ lý, chiếm tỷ lệ 94,8%.

Như vậy, số vụ án tồn đọng lên tới 1.379 vụ chiếm tỷ lệ khá lớn đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người dân vì vi phạm các quy định của luật tố tụng.

Sự quá tải trong xét xử sơ thẩm ở TAND cấp tỉnh cần được xem xét. Nhưng điều đáng chú ý là tổng số án đã xét xử phúc thẩm thì số quá hạn luật định chiếm trên 55,7% số vụ án đã xét xử.

Bên cạnh tồn tại nêu trên, một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm đó là án bị cải, sửa, huỷ để xét xử lại nhiều chiếm tỷ lệ không nhỏ ở các cấp Toà án. Theo báo cáo tổng kết của Toà án tối cao từ năm 1997 đến 2001 TAND cấp huyện bình quân bị cải, sửa và huỷ tỷ lệ từ 31% - 36%, cụ thể:

- Năm 1997 số án cấp huyện bị phúc thẩm tỉnh cải, sửa 31,10% - Năm 1998 số án cấp huyện bị phúc thẩm tỉnh cải, sửa 36,80% - Năm 1999 số án cấp huyện bị phúc thẩm tỉnh cải, sửa 35,11%

- Năm 2000 số án cấp huyện bị phúc thẩm tỉnh cải, sửa 35,58% - Năm 2001 số án cấp huyện bị phúc thẩm tỉnh cải, sửa 35,80%

Đối với Toà án cấp tỉnh án cải, sửa có thấp hơn so với cấp huyện nhưng cũng vẫn ở mức từ 20 - 27%, cụ thể:

- Năm 1997 số án cấp huyện bị phúc thẩm tối cao sửa 26,6% - Năm 1998 số án cấp huyện bị phúc thẩm tối cao sửa 27,5% - Năm 1999 số án cấp huyện bị phúc thẩm tối cao sửa 20%

Đồng thời chất lượng xét xử của TAND các cấp còn nhiều sai sót, nhất là vấn đề oan sai vẫn còn xảy ra và nhiều vụ nghiêm trọng gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với cơ quan Toà án như vụ án Dương Thị Nga ở Hà Nội, vụ án Bùi Minh Hải ở Đồng Nai... Vấn đề xét xử oan sai đang được xã hội hết sức quan tâm, dư luận rất gay gắt mỗi khi có vụ án mà Toà án xét xử oan người không có tội. Vấn đề xử oan đã được Toà án nhân dân Tối cao rút kinh nghiệm nhiều lần trong các báo cáo tổng kết năm, đưa ra nhiều vụ điển hình để rút kinh nghiệm song vẫn còn có những vụ oan sai đáng tiếc xảy ra. Mặc dù số trường hợp xét xử oan không nhiều so với tổng số vụ án và bị cáo mà ngành Toà án xét xử trong năm nhưng hậu quả của việc xét xử oan là rất lớn. Không những ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân thẩm phán xét xử vụ án đó, đến Toà án đã xét xử vụ án mà còn ảnh hưởng đến uy tín,

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)