Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 48 - 50)

Tại khoản 1 Điều 171 BLTTHS quy định: “Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc việc điều tra”.

Quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra, giúp việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Thông thường vụ án xảy ra ở đâu thì Toà án ở địa phương đó có thẩm quyền giải quyết. Nhưng trên thực tế không phải vụ án nào cũng xác định được nơi thực hiện tội phạm vì có những vụ án được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, qua nhiều tỉnh, nhiều địa phương và lĩnh vực khác nhau... trong trường hợp này pháp luật giao cho Toà án nơi kết thúc việc điều tra có thẩm quyền xét xử. Đây là quy định chung về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ cho các Toà án trong đó có TAND cấp huyện. TAND cấp huyện chỉ xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn, nơi thực hiện tội phạm. Khi có những vụ án phức tạp, tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi thì Toà án xét xử là nơi kết thúc việc điều tra.

Khi xem xét thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của TAND cấp huyện, chúng ta cũng nên quan tâm đến thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của các TAND nói chung.

Trong trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài mà đưa về xét xử tại Việt Nam thì thẩm quyền xét xử được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTHS “bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì

do TAND cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử”. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng trong nước của bị cáo thì tuỳ trường hợp, Chánh án TANDTC ra quyết định giao cho TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Hầu hết pháp luật của các nước đều quy định tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của nước nào thì sẽ do Toà án của chính nước đó giải quyết, nhưng các vụ án cũng có thể giải quyết bởi Toà án của Việt Nam trong trường hợp được quy định trong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã ký kết hàng chục Điều ước quốc tế với các nước trên thế giới về việc đưa bị cáo phạm tội ở nước ngoài về Việt Nam xét xử. Việc pháp luật giao những vụ án do bị cáo phạm tội ở nước ngoài mà đưa về xét xử ở Việt Nam do TAND cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước để giải quyết giúp cho việc điều tra xác minh các thông tin về nhân thân người phạm tội được nhanh chóng, chính xác. Song trên thực tế cũng có trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước do bị cáo không có nơi cư trú ở trong nước hoặc có nhiều nơi cư trú ở trong nước... pháp luật giao thẩm quyền xét xử những vụ án này cho TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND thành phố Hồ Chí Minh theo sự phân công của Chánh án TANDTC.

Tội phạm xảy ra trên máy bay hoặc tàu biển của nước CHXNCN Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên nơi máy bay, tàu biển được đăng ký.

Như vậy, qua sự phân tích ở trên chúng ta thấy thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử theo không gian nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi tội phạm bị phát hiện (1)

(1)

Giáo trình luật TTHS - Khoa luật - Trường ĐHQG Hà Nội 2001, tr 315, 316

Chương III

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 48 - 50)