Sự phối hợp giữa Toà án nhân dân cấp huyện với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan bổ trợ tƣ pháp:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 71 - 77)

tiến hành tố tụng và các cơ quan bổ trợ tƣ pháp:

Các mối quan hệ giữa Toà án cấp huyện với các cơ quan tiến hành tố tụng khác và các cơ quan bổ trợ tư pháp luôn mang tính phối hợp và chế ước và chúng có những vai trò khác nhau trong việc bảo đảm năng lực xét xử của Toà án cấp huyện. Vì vậy, việc làm rõ các mối quan hệ hiện nay, tìm ra nguyên nhân của nó cũng là vấn đề cần thiết để có các giải pháp giải quyết tốt các quan hệ này nhằm nâng cao năng lực xét xử của Toà án cấp huyện trong thời gian tới.

a. Quan hệ giữa Toà án cấp huyện với cơ quan điều tra.

Mối quan hệ này chủ yếu tồn tại trong lĩnh vực tố tụng hình sự và chúng có thể chia thành các quan hệ trong tố tụng và quan hệ ngoài tố tụng. Trong tố tụng hình sự quan hệ giữa Toà án và cơ quan điều tra luôn thông qua một cơ quan trung gian là Viện kiểm sát. Chính vì vậy có thể nói quan hệ giữa cơ quan điều tra và Toà án trong tố tụng hình sự mặc dù vẫn là quan hệ tố tụng nhưng là quan hệ gián tiếp. Theo quy định của điều 104 BLTTHS thì Toà án được quyền ra quyết định khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện ra được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, quyết định khởi tố của Toà án được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra. Điều 179 BLTTHS quy định, trong thời gian chuẩn bị xét xử Thẩm phán có quyền ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toà được; khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác và khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng…

Như vậy, Cơ quan điều tra chỉ có quan hệ tố tụng với Toà án cấp huyện trong hai trường hợp: điều tra vụ án hình sự do Toà án đã khởi tố và điều tra bổ sung khi có quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Toà án. Trong cả hai trường hợp trên, tích cực và chất lượng điều tra của cơ quan điều tra có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng xét xử cũng như năng lực xét xử của Toà án.

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, chất lượng điều tra đuợc xem như một bảo đảm quan trọng của chất lượng xét xử. Các tài liệu chứng cứ quan trọng trong vụ án về cơ bản được thu thập trong quá trình điều tra. Vì vậy muốn nâng cao năng lực xét xử của Toà án cấp huyện không thể không nâng cao năng lực điều tra của Cơ quan điều tra. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì về cơ bản các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện do Cơ quan điều tra cấp huyện đảm nhiệm, hãn hữu có một số vụ án cơ quan điều tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lấy lên để tự điều tra hoặc kết hợp với cơ quan điều tra cấp huyện điều tra. Vì vậy, mặc dù theo luật TTHS hiện nay Toà án cấp huyện không tham gia trong giai đoạn điều tra vụ án nhưng là một cơ quan trong khối nội chính Toà án vẫn có những thông tin về các vụ án đặc biệt là các vụ án điểm, vụ án phức tạp. Như vậy càn củng cố mối quan hệ ngoài tố tụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ngang cấp là Toà án, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp huyện. Giữa các cơ quan này cần có sự trao đổi thông tin về vụ án, thiết lập chế độ giao ban liên ngành, họp liên ngành đột xuất tạo điều kiện cho từng ngành thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiêụ quả.

b. Mối quan hệ giữa Toà án huyện và Viện kiểm sát cấp huyện và Viện kiểm sát cấp trên

Mối quan hệ này tồn tại trong tất cả các hình thức tố tụng gồm TTHS, TTDS, TTKT, TTLĐ, và TTHC. Trong bất kỳ hình thức nào thì mối quan hệ giữa Viện kiểm sát huyện và Toà án huyện vừa mang tính phối hợp lại vừa

mang tính chế ước. Tính phối hợp thể hiện ở chỗ trong phạm vi thẩm quyền của mình, mỗi Cơ quan đều thực hiện các hành vi tố tụng khác nhau hướng tới mục đích giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan. Hai cơ quan này đều có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung, củng cố chứng cứ khi thấy chứng cứ về vụ án chưa đầy đủ rõ ràng (trong TTHS) hoặc tự mình thu thập chứng cứ và yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ (trong các hình thức tố tụng khác). Tính chế ước trong quan hệ giữa Viện kiểm sát huyện và Toà án huyện thể hiện ở chỗ Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong khi xét xử để kịp thời phát hiện và yêu cầu khắc phục vi phạm từ phía Toà án như xét xử không đúng thẩm quyền, không bảo đảm sự tham gia phiên toà của những người tham gia tố tụng, đánh giá chứng cứ không đúng dẫn tới quyết định hoặc bản án trái pháp luật hoặc vi phạm quyền lợi của Nhà nước và công dân. Khi thực hiện nhiệm vụ Viện kiểm sát ngang cấp và Viện kiểm sát cấp trên có quyền kháng nghị các quyết định và bản án của Toà án huyện. Ngoài ra tính chế ước còn được thể hiện trong các quyết định của Toà án: Toà án có quyền không chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, bác bỏ các chứng cứ và tài liệu do Viện kiểm sát đưa ra, quyết định không đúng với kết luận của Viện kiểm sát về vụ án.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án nói chung và quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án cấp huyện nói riêng có thể thấy quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan này trong tố tụng là rất tốt nhưng quan hệ chế ước giữa chúng là vấn đề cần bàn. Xuất phát từ tư duy cho rằng đều là cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trong khối nội chính…nên một số Kiểm sát viên và Thẩm phán ngại va chạm với nhau. Không phải không có những trường hợp Viện kiểm sát phát hiện Cơ quan điều tra còn bỏ lọt người, lọt tội hoặc thậm chí khởi tố, điều tra cả những người vi phạm hành chính và vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (kinh tế hay dân sự), Toà xét xử quá nhẹ…nhưng Viện kiểm sát đã không kháng nghị. Có những trường hợp Kiểm sát viên quá ỷ lại

viên và nếu việc làm của Điều tra viên là đúng thì không có vấn đề gì còn trong trường hợp ngược lại Điều tra viên làm sai sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường là dư luận sẽ cho rằng Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra vào hùa làm trái pháp luật. Ngược lại cũng có những trường hợp vì bảo thủ, bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng nên không ít vụ án Cơ quan điều tra đã đúng nhưng Viện kiểm sát lại làm khác hoặc Viện kiểm sát truy tố hoặc kết luận đúng nhưng Toà án quyết định khác hoặc ngược lại. “mâu thuẫn” chỉ được giải quyết bởi một quyết định, bản án của cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm và như vậy, rõ ràng “mâu thuẫn” hay sự tranh chấp quan điểm kiểu nêu trên hoàn toàn không nên có vì chúng đã làm phức tạp thêm quá trình tố tụng gây lãng phí sức người, sức của của xã hội.

Việc phân tích trên, để tăng cường năng lực xét xử của Toà án cấp huyện cần thiết phải củng cố hơn nữa mối quan hệ chế ước giữa Viện kiểm sát và Toà án theo hướng Viện kiểm sát thực hiện đầy đủ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra và hoạt động xét xử nhằm ngăn chặn, khắc phục những sai lầm trong khâu điều tra, thu thập chứng cứ về vụ án, xác định thẩm quyền xét xử, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng và Toà án phải độc lập trong việc đánh giá các chứng cứ, ra các quyết định khác nhau và ra bản án, không ỷ lại vào các đề nghị, yêu cầu và kết luận của Viện kiểm sát.

c. Quan hệ giữa Toà án huyện và Toà án cấp trên trực tiếp và Toà án nhân dân tối cao

Trong thực tế giữa các cơ quan này tồn tại hai loại quan hệ: quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng. Quan hệ hành chính giữa Toà án cấp trên và Toà án cấp dưới không rộng bằng quan hệ hành chính giữa cấp trên và cấp dưới ở các ngành khác bởi ở đây không có quan hệ mệnh lệnh và quan hệ phục tùng.

Toà án cấp trên tổng kết công tác xét xử mà đề ra đường lối xét xử chứ không được quyền chỉ đạo cấp dưới xét xử theo tội danh, mức án hoặc các quyết định đã định trước. Tuy nhiên, hoạt động xét xử của Toà án huyện phụ thuộc rất nhiều vào các quan điểm, đường lối chỉ đạo công tác xét xử của TANDTC trong các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành, trong các Thông tư hướng dẫn, Nghị quyết của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán. Ở nước ta, chưa có quy định khi xét xử Toà án có thể được áp dụng án lệ. Tuy nhiên, trong thực tế kết quả xét xử các vụ án trước đặc biệt là các vụ án do Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm TANDTC xét xử có ảnh hưởng rất lớn đến việc xét xử của Toà án cấp dưới trong những trường hợp xét xử các vụ án tương tự. Chính vì vậy, để các Thẩm phán Toà án cấp huyện có điều kiện tiếp xúc với các quan điểm, đánh giá, kết luận của TANDTC – Cơ quan hướng dẫn đường lối xét xử của ngành Toà án, theo chúng tôi TANDTC cần kịp thời biên soạn các tài liệu gửi tới các Toà án cấp dưới bao gồm các Thông tư hướng dẫn, Nghị quyết của Uỷ ban Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán cần có cả các bản án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Ngoài ra pháp luật tố tụng còn quy định Toà án cấp trên trực tiếp có thể lấy lên để xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp dưới nếu thấy cần thiết. Chính có quy định này nên hàng năm một số vụ án các loại thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện đã được xét xử ở Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quy định trên đã khắc phục được tình trạng xét xử không đúng, nhưng ở góc độ khác lại là một trong những nguyên nhân làm Thẩm phán cấp huyện không được “thử sức” mình trong những vụ án phức tạp, có tư tưởng ngại khó nên năng lực xét xử không tự nâng cao được.Từ đó thấy rằng Toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc chỉ nên lấy lên xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện trong những trường hợp đặc biệt. Mạnh dạn để Toà án cấp huyện tự lực, độc lập xét xử các vụ án phức tạp đó còn trong trường hợp có sai sót thì Toà án tỉnh có thể xét xử lại

tỉnh, thành phố trược thuộc Trung ương - đây sẽ là những bài học rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ giúp Thẩm phán cấp huyện nói chung và Thẩm phán xét xử vụ án nói riêng. Những việc làm trên đơn giản nhưng lại có tác dụng từng bước nâng cao năng lực xét xử của Toà án cấp huyện đáp ứng nhiệm vụ tăng thẩm quyền mà pháp luật tố tụng đã quy định trong thời gian ngắn nhất.

d. Quan hệ giữa Toà án huyện với cơ quan bổ trợ tư pháp

Ở nước ta các cơ quan bổ trợ tư pháp được thành lập tương đối sớm. Ngày 10/10/1945 Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh quy định tổ chức các đoàn thể luật sư, sau đó được thay thế bằng Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và nay là Pháp lệnh luật sư năm 2001. Hoạt động công chứng được tiến hành trên cơ sở các quy định trong Sắc lệnh số 59 ngày 15/11/1945 ấn định thể lệ thị thực giấy tờ, Nghị định số 31 ngày 18/5/1996 và hiện nay Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực. Công tác giám định tư pháp được tiến hành theo quy định của Nghị định 117/HĐBT ngày 21/7/1998.

Hiện nay, trong quá trình giải quyết các vụ án khác nhau, sự tham gia của các cơ quan bổ trợ tư pháp mang tính thụ động. Các công việc do nhân viên của các cơ quan này thực hiện đều trên cơ sở quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng (trong đó có Toà án) hoặc của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án. Do nhu cầu thu thập chứng cứ cũng như đảm bảo các quyền và lợi ích của các bị can, bị cáo và các đương sự khác nhau trong một số vụ án, pháp luật quy định bắt buộc phải có sự tham gia trực tiếp hoặc kết luận chuyên môn của của các cơ quan bổ trợ tư pháp. Vì vậy hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp như một yếu tố quan trọng bảo đảm cho Toà án huyện thực hiện được chức năng xét xử của mình. Tuy nhiên về cơ bản ở nước ta hiện nay, ở địa bàn huyện chưa có tổ chức luật sư, giám định hoặc công chứng nhà nước. Số lượng đoàn luật sư hiện nay chưa đáp ứng cho việc

tham gia phiên toà về các vụ án khác nhau ở cấp tỉnh, thành phố chứ chưa nói tới đáp ứng cho việc tham gia tố tụng về các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)