Căn cứ vào năng lực của các cơ quan và ngƣời tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 25 - 27)

cũng đã chú trọng quy định thẩm quyền xét xử của các TAND cấp huyện. Các TAND cấp huyện cơ bản được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, có thẩm quyền xét xử các vụ việc trên địa bàn. Với việc phân định thẩm quyền như trên không chỉ bảo đảm tính khoa học về mặt quản lý mà còn phát huy được tối đa khả năng phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng khác trong giải quyết vụ án.

1.2.3. Căn cứ vào năng lực của các cơ quan và ngƣời tiến hành tố tụng tụng

Mọi công việc đều do con người thực hiện, nên cho dù việc phân định thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng có đúng đắn đến đâu nhưng nếu không tính đến yếu tố con người thì cũng không đạt hiệu quả cao được. Chỉ khi có sự phù hợp giữa công việc và khả năng của con người thì mới phát huy được hết khả năng của họ, đồng thời giải quyết được tốt các công việc. Việc quy định thẩm quyền xét xử trước hết phải dựa vào năng lực của người trực tiếp tiến hành việc xét xử, đó là thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Để hoàn

thành nhiệm vụ nặng nề và vinh quang của mình đòi hỏi người thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải là người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, có tinh thần kiên quyết đấu tranh với tội phạm và bảo vệ công lý. Vì theo quy định của pháp luật khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có nghĩa là thẩm phán và hội thẩm nhân dân có toàn quyền trong việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá và ra kết luận về vụ án. Chính họ là người sẽ quyết định sinh mạng chính trị của một con người: có tội hay không có tội, tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm...

Từ đó có thể khẳng định giữa năng lực, trình độ chuyên môn của người thẩm phán có quan hệ mật thiết với thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp. Chỉ khi người thẩm phán có trình độ, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng cộng với đạo đức nghề nghiệp cao thì họ mới có thể độc lập để giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Trình độ chuyên môn cùng với những kinh nghiệm thu được từ thực tế xét xử tạo thành năng lực của người thẩm phán, những vụ án càng nghiêm trọng, càng phức tạp càng đòi hỏi những người xét xử có trình độ, năng lực cao. Vì vậy, khi phân định thẩm quyền xét xử cho Toà án các cấp phải căn cứ vào khả năng của thẩm phán để quy định thẩm quyền cho phù hợp để bảo đảm các vụ án được giao phù hợp với khả năng của người giải quyết. Có như vậy mới bảo đảm chất lượng của hoạt động xét xử, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Đội ngũ thẩm phán hiện nay, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán TAND cấp huyện ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Hầu hết các thẩm phán đã có bằng đại học luật và một số được đào tạo thẩm phán qua Trường đào tạo các chức danh tư pháp. Họ đã có đủ năng lực, trình độ để giải quyết các vụ án có tính chất nghiêm trọng và phức tạp. Cho nên việc sửa đổi BLTTHS theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện là hoàn toàn đúng đắn.

Bên cạnh thẩm phán, hội thẩm nhân dân cũng giữ vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của công tác xét xử. Theo nguyên tắc khi xét xử thẩm phán ngang quyền với hội thẩm nhân dân, nhưng thực tế phần lớn hội thẩm nhân dân không thực hiện được thật tốt vai trò của mình, nhiều khi sự tham gia của họ mang nặng tính hình thức. Mặc dù đã quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ hội thẩm nhưng chất lượng vẫn chưa được nâng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng xét xử của Toà án bị ảnh hưởng.

Không thể bỏ qua năng lực, trình độ chuyên môn của những người tiến hành tố tụng khác như điều tra viên, kiểm sát viên khi mở rộng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện. Bởi hoạt động xét xử của Toà án phụ thuộc vào việc thu thập chứng cứ điều tra của điều tra viên, kiểm sát viên có đầy đủ chính xác thì Toà án mới có thể đưa ra những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua đó thấy rằng Toà án chỉ có thể thực hiện tốt thẩm quyền mà pháp luật giao cho nếu Điều tra viên và Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Như vậy, để thực hiện được việc mở rộng thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện cũng đòi hỏi Điều tra viên, Kiểm sát viên có năng lực tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề và phải có đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)