huyện còn yếu lại không có ý kiến “đối trọng” của các luật sư, sẽ dẫn tới công tác xét xử đạt hiệu quả và chất lượng không cao.
Tổ chức giám định tư pháp hiện mới được tổ chức ở cấp tỉnh trở lên và cũng mới tồn tại một số tổ chức giám định chuyên trách về một vài lĩnh vực nào đó. Vấn đề đánh giá giá trị pháp lý của các kết luận giám định trong tố tụng, ngoài tố tụng của tổ chức giám định chuyên trách hay của tổ chức giám định không chuyên trách, của cấp dưới, cấp trên hiện chưa có một văn bản pháp luật nào quy định. Chính điều này đã tạo ra những kẽ hở và nó là nguyên nhân dẫn tới nhiều tiêu cực trong lĩnh vực giám định; gây khó khăn cho việc đánh giá các chứng cứ của Toà án khi xét xử. Mặt khác, vì xa các cơ quan công chứng nên các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện nếu cần có sự xác nhận hoặc chứng thực thì về cơ bản dựa vào sự xác nhận hoặc chứng thực thì về cơ bản dựa vào sự xác nhận hoặc chứng thực của UBND xã, thị trấn trong khi nhiều người thuộc các cơ quan này vì nể nang hoặc có tiêu cực khi xác nhận hoặc chứng thực dẫn tới hồ sơ vụ án sai lệch và hậu quả là phán quyết của Toà án không phù hợp với bản chất của sụ việc, hiện tượng này đã diễn ra trong thực tế.
3.2.5. Cơ chế về pháp lý ảnh hƣởng đến năng lực xét xử – hoạt động của Toà án cấp huyện. của Toà án cấp huyện.
Hệ thống pháp luật của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện để thích ứng với những thay đổi cải cách trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Do đó chắc chắn có những vấn đề có thể xảy ra còn rất mới mẻ về cả lý luận và thực tiễn mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh. Ngay cả những vấn đề tuy đã được pháp luật điều chỉnh vẫn còn chưa rõ ràng, cụ thể và đồng bộ. Mặt khác một số quy phạm pháp luật được xây dựng chưa chuẩn, chưa sát với thực tế hoặc bản
thân các quy phạm đó chứa đựng những mâu thuẫn có thể gây ra những cách hiểu khác nhau, trong khi đó việc giải thích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn bị bỏ ngỏ. Ngay cả những quy định về bộ máy và các quy định tố tụng hiện nay liên quan đến hoạt động xét xử cũng chưa được hướng dẫn cụ thể và thống nhất.
a. Về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm: Theo quy định của pháp luật
hiện nay, trong thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, thành phần Hội thẩm tham gia chiếm đa số. Chế định Hội thẩm nhân dân tham gia hội đồng xét xử là cần thiết nhưng chiếm đa số trong hội đồng xét xử là chưa phù hợp.
Là người đại diện cho nhân dân – Hội thẩm nhân dân không phải là người hoạt động chuyên trách, thành phần đa dạng: cán bộ, công chức nhà nước đang công tác, cán bộ đã nghỉ hưu, những người ở trong các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp… nên hầu hết họ không được đào tạo chuyên môn pháp luật, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng bị hạn chế. Khi chuyên môn hạn chế, họ thường xuôi theo nhận định, quyết định của Thẩm phán, việc tham gia hội đồng xét xử không phát huy được ý nghĩa của nó. Ngoài ra với nguyên tắc biểu quyết theo đa số thì trong nhiều trường hợp đa số đó có thể thuộc về những người trình độ pháp lý không cao về nghề nghiệp xét xử. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ án bị sửa, huỷ còn cao.
b. Về các quy định về nghi thức tại phiên toà:
Hoạt động xét xử không chỉ đảm bảo đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý, tuân thủ các quy định về tố tụng mà luật tố tụng quy định mà trên thực tế xét xử , các Toà án phải làm tốt công tác tổ chức nghi thức trong phiên toà nhằm thể hiện tính nghiêm minh, bảo đảm duy trì trật tự để việc xét xử đạt hiệu quả cao. Hiện nay các quy định của pháp luật mới chỉ tập trung quy định việc điều khiển, duy trì trật tự, việc tổ chức, bảo vệ và xử lý vi phạm trật tự tại
phiên toà mà chưa có quy định về nghi thức tại phiên toà như các quy định về vị trí những người tham gia tố tụng, cách trang trí phòng xử án, trang phục Hội đồng xét xử, cách xưng hô tại phiên toà…
Từ thực trạng trên cho thấy, cần phải có một chế định pháp lý quy định cụ thể về các nghi lễ tại phiên toà để đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động của Toà án nói riêng, đồng thời nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân. Đó là những hoạt động cần thiết nhằm tăng cường việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.