Giai đoạn 1945 đến

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 32)

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quan tâm đến công tác xét xử và xây dựng hệ thống Toà án. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh thành lập TAQS ở các địa phương khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên vì yêu cầu của cách mạng lúc bấy giờ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới chỉ thiết lập các TAQS mà

chưa tổ chức hệ thống Toà án các cấp và các TAQS cũng chỉ xét xử các vụ án hình sự mà không xét xử các vụ án dân sự.

Ngày 24/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13 về Tổ chức Toà án và ngạnh thẩm phán. Sắc lệnh này đã phân chia Toà án xét xử thành hai cấp sơ thẩm và đệ nhị cấp. Các Toà án sơ thẩm gồm các Toà án của phủ, quận, châu. Toà án cấp đệ nhị là gồm các Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để phân biệt thẩm quyền của Toà án, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền xét xử của các Toà án. Toà án sơ cấp gồm có: một Thẩm phán, một Lục sự và một hay nhiều Thư ký giúp việc. Một tuần lễ, ít ra có hai phiên toà công khai: một phiên toà hình và một phiên toà hộ. Tại phiên toà Thẩm phán xét xử một mình, Lục sự giữ bút ký, lập biên bản, án từ. Ngoài ra Sắc lệnh còn quy định “ở các thành phố và thị xã, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể đặt Toà án cấp sơ thẩm tổ chức theo các nguyên tắc nói trên” (Điều 11). Khi xét xử dân sự, thương sự Chánh án xử một mình. Khi xét xử các vụ tiểu hình, phải có hai viên phụ thẩm nhân dân góp ý kiến (Điều 17).

Trước khi mở phiên toà các phụ thẩm nhân dân không được đọc hồ sơ, nhưng tại phiên toà họ có quyền yêu cầu ông Chánh án (chủ toạ phiên toà) hỏi thêm các bị cáo và cho biết các tài liệu có trong hồ sơ.

Về hình sự:

- Chung thẩm: Những án phạt bạc từ 0,50 đồng đến 9,00 đồng; những án bồi thường từ 100 đồng trở xuống.

- Sơ thẩm: Những án phạt giam từ 1 đến 5 ngày; những án xử bồi thường không quá 150 đồng hoặc những việc xin bồi thường quá số tiền ấy mà nguyên đơn thỉnh cầu trong đơn khiếu nại hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra phiên Toà xử.

Tuy nhiên, hệ thống Toà án tư pháp tổ chức theo Sắc lệnh số 13 chỉ tồn tại đến năm 1950. Mặc dù là Toà án cách mạng nhưng hệ thống và cơ cấu tổ chức vẫn theo thời Pháp. Các cán bộ tư pháp làm việc trong các Toà án này chủ yếu là những người làm việc trong bộ máy hành chính và tư pháp của chế độ cũ. Trong những năm năm mươi, cuộc kháng chiến đã dành thắng lợi đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần tiến hành cải cách bộ máy tư pháp, tăng cường tính cách dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Toà án, nâng cao vị trí vai trò của Toà án trong bộ máy Nhà nước, đồng thời đổi mới luật lệ tố tụng đảm bảo xét xử nhanh chóng, chính xác. Vì những lý lẽ đó, cuộc cải cách TAND đầu tiên của nước ta được tién hành bằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL ngày 25/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng. Theo Sắc lệnh này, về tổ chức “Toà án sơ cấp nay gọi là TAND cấp huyện, Toà án đệ nhị cấp nay gọi là TAND cấp tỉnh, Hội đồng phúc án nay gọi là Toà phúc thẩm, Phụ thẩm nhân dân nay gọi là Hội thẩm nhân dân” (Điều 1). Để xử việc hình và việc hộ, TAND cấp huyện, TAND tỉnh gồm một Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân, Toà phúc thẩm có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân có quyền xem hồ sơ và biểu quyết, được hưởng đặc quyền tài phán như các Thẩm phán và lương bổng như các uỷ ban kháng chiến hành chính cấp tương đương (Điều 3). Ở các vùng tạm chiếm, Chính phủ ra Sắc lệnh số 157 ngày 17/11/1950 quy định thành lập TAND. Các Toà án này có thẩm quyền tương tự như các Toà án các cấp ở vùng tự do nhưng thủ tục xét xử đơn giản hơn.

Tại Hội nghị lần thứ 4 tháng 11/1958 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chủ trương tăng cường Nhà nước dân chủ nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền các cáp từ Trung ương đến cơ sở. Trong tình hình chung đó, bộ máy Nhà nước nói chung, TAND nói riêng được tăng cường và cải cách thêm một bước.

Ngày 29/4/1958 Quốc hội quyết định thành lập TANDTC và Viện công tốt nhân dân Trung ương, trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Có thể nói đây là

một bước quá độ rất cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống TAND trong bộ máy Nhà nước một năm sau đó.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)