Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện theo pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 42 - 43)

luật hiện hành

Theo quy định của BLTTHS giải quyết một vụ án hình sự buộc phải trải qua các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó xét xử là giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì: “không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Trong hoạt động của hệ thống Toà án bao gồm: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Tại Điều 32 Luật tổ chức TAND năm 2002 thì TAND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử thì việc phân định thẩm quyền của TAND các cấp nói chung và TAND cấp huyện nói riêng một cách chính xác và khoa học là đòi hỏi tất yếu. Để đáp ứng đòi hỏi đó, Bộ luật TTHS sửa đổi, bổ sung đã được ban hành năm 2003 với những thay đổi hợp lý cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Theo đó thì thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện được quy định tại điều 170, 171, 172, 173, 174, 175 BLTTHS. “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự là việc phân định thẩm quyền giữa các cấp Toà án căn cứ vào sự việc phạm tội, đối tượng phạm tội và nơi tội phạm được thực hiện (1)

.

Để thực hiện tốt các quy định về thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện và phân biệt với thẩm quyền xét xử của hệ thống Toà án nhân dân nói chung, chúng ta có thể xem xét thẩm quyền của TAND dưới các góc độ sau:

(1)

Giáo trình Luật TTHS khoa luật - ĐHQGHN 2000, tr 310

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 42 - 43)