PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 96 - 98)

Với khả năng có hạn, điều kiện hạn chế về thời gian, chúng tôi mới chỉ nghiên cứu vấn đề đặt ra ở mức độ nhất định và một số kết quả khiêm tốn. Kết quả luận văn đã thể hiện một số điểm sau đây:

1. Thẩm quyền xét xử là vấn đề cơ bản, quan trọng trong tố tụng hình sự. Việc nghiên cứu thẩm quyền xét xử liên quan chặt chẽ với các chế định khác

của tố tụng hình sự và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; liên quan đến các cơ quan tư pháp nói chung, tổ chức Toà án nói riêng. Hoàn thiện thẩm quyền xét xử là nội dung quan trọng trong nghiên cứu đổi mới tư pháp ở nước ta hiện nay.

2. Toà án nhân dân cấp huyện là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam ở địa phương. việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện không tách rời với việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân các cấp; đồng thời phải căn cứ vào các đặc điểm, nhiệm vụ và hoạt động của Toà án nhân dân cấp huyện nói riêng. Sự kết hợp hai căn cứ đó tạo nên sự hợp lý, hiệu quả của chế định pháp luật và hoạt động của TAND cấp huyện.

3. Toà án nhân dân cấp huyện ra đời và phát triển cùng Nhà nước. Trong đó các giai đoạn cách mạng, với tổ chức và thẩm quyền xét xử hợp lý, TAND cấp huyện đã thực hiện nhiệm vụ xét xử góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. thẩm quyền xét xử của các TAND cấp huyện được xác định phù hợp trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau và ngày càng được hoàn thiện.

4. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ, phù hợp với thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện trong điều kiện kinh tế, xã hội mới với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và đồng bộ với hệ thống các Cơ quan tư pháp. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động xét xử của TAND cấp huyện.

5. Toà án nhân dân cấp huyện luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của PLTTHS về thẩm quyền xét xử, góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong cả nước.

Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn vẫn gặp những hạn chế vướng mắc do những bất cập trong các quy định của pháp luật, trong

nhận thức pháp luật và trong tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện.

6. Các giải pháp hiệu quả liên quan đến thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện là:

- Tăng cường năng lực xét xử của chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng – Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Thực hiện chặt chẽ việc tiêu chuẩn hoá Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

- Bố trí lại cơ cấu và tổ chức phân công lao động trong Toà án cấp huyện. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Toà án cấp huyện.

- Hoàn thiện các quy định của PLTTHS về thẩm quyền xét xử; thẩm quyền xét xử chung, thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, thẩm quyền xét xử theo đối tượng.

- Hoàn thiện tổ chức của TAND cấp huyện cũng như các cơ quan tư pháp để phù hợp với các quy định về thẩm quyền xét xử và đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.

- Tăng cường các biện pháp bảo đảm nhận thức thống nhất các quy định về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện cho những người tiến hành tố tụng. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng địa phương đối với hoạt động xét xử của Toà án cấp huyện.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)