Một số kiến nghị cụ thể khác

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 94 - 96)

- Toà án nhân dân Tối cao cần nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các nghi thức phiên toà. Khi xét xử các vụ án, Toà án nhân danh Nhà nước, vì vậy phiên toà dù có đại biểu và nhân dân tham dự hay không đều không được xem nhẹ vấn đề nghi thức. Việc quy định thống nhất về nghi thức phiên toà để các Toà án áp dụng là hết sức cần thiết, đặc biệt là Toà án cấp huyện là Toà án cấp gần dân nhất. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn việc thực hiện nghi thức phiên toà có thể bao gồm: trang trí phòng xét xử, trang phục của Hội đồng xét xử, vị trí trong phòng xét xử của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng, những người tham gia

phiên toà, những người bảo vệ phiên toà… Đồng thời cần quy định về nghi thức và thủ tục khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, cách xưng hô tại phiên toà, quyền và nghĩa vụ của những người được triệu tập và những người khác trong việc trình bày ý kiến của mình, quyền hạn và nghĩa vụ của những người có hoạt động liên quan tới việc xét xử (quay phim, chụp ảnh…) những đối tượng không được vào phòng xử án…

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng địa phương đối với hoạt động xét xử của Toà án cấp huyện. Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng địa phương đối với hoạt động của Toà án cấp huyện cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng lực xét xử – mở rộng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện. Để đạt được mục đích đó cần có một cơ chế đúng đắn về vai trò sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử của Toà án cấp huyện. Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình bằng việc ra đường lối, phương pháp hoạt động của Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng về bộ máy và cán bộ, bố trí những cán bộ có năng lực, làm nòng cốt trong các cơ quan nhà nước, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương… sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước đầu đến cuối, làm cho đường lối chính sách thành hiện thực. Với Toà án địa phương, sự lãnh đạo của Đảng nên thực hiện như sau:

Cấp uỷ cần làm cho cán bộ Đảng viên các ngành ở địa phương quán triệt những quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật. Giáo dục cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân thực hiện pháp luật, hiểu được vai trò, vị trí của Toà án trong bộ máy nhà nước và trách nhiệm phối hợp trong hành động.

Đề ra chủ trương, biện pháp lớn bảo đảm sự phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương để tuyên truyền pháp luật qua thực tế diễn biến tại phiên toà.

Đề ra chủ trương và chỉ đạo sự phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan trong khối nội chính, trên cơ sở sử dụng các cơ quan này làm tham mưu, đề ra phương hướng tăng cường pháp chế. Tuỳ tình hình địa phương, trong thời

gian lại có những chỉ đạo cụ thể. Đảng lãnh đạo thông qua chi bộ Đảng cơ quan Toà án để quán triệt các chủ trương, đường lối mới của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảng viên trong ngành. Xây dựng các tổ chức Đảng vững mạnh trong Toà án, kiểm tra các đảng viên làm việc trong Toà án.

Đối với những vụ án trọng điểm, cấp uỷ cần sử dụng tốt vai trò tham mưu của các cơ quan nội chính để các cơ quan này đề xuất ý kiến của mình. Cấp uỷ sẽ quyết định về mục tiêu, yêu cầu phải đạt khi xét xử chứ không nên ra các chỉ thị cụ thể về đường lối xử lý như tội danh, hình phạt…

Đối với Toà án phải nhận thức rõ trách nhiệm làm tham mưu cho cấp uỷ, chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ về mặt đường lối chính sách nói chung, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chỉ đưa sang cấp uỷ xin ý kiến những vấn đề có ảnh hưởng lớn trong địa phương, ví dụ như các vụ án mà bị cáo là người đứng đầu các tổ chức tôn giáo hay người có uy tín lớn trong vùng dân tộc thiểu số… Thẩm phán phải có suy nghĩ chuẩn bị kỹ từ trước, chủ động đề xuất hướng giải quyết. Những vấn đề phức tạp trước khi đưa ra cấp uỷ cần bàn bạc trao đổi với các ngành trong khối nội chính, tránh tình trạng không chuẩn bị kỹ, cấp uỷ mất nhiều thời gian bàn bạc, hiệu quả công việc lại không cao.

Toà án là một bộ phận trong bộ máy nhà nước, muốn tăng cường hiệu lực nhà nước cần quan tâm cho ngành Toà án vững mạnh, nâng cao được năng lực xét xử. Vì vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với Toà án là đòi hỏi tất yếu khách quan do chính hoạt động xét xử đặt ra.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)