công dân và những ngƣời tham gia tố tụng
Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung, các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng đều nhằm một mục địch chung cuối cùng là hướng tới con người và vì con người. Vì vậy, khi quy định về thẩm quyền xét xử của Toà án, nhà làm luật phải lấy con người làm trung tâm, phải tính đến khả năng bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và những người tham gia tố tụng. Ví như một vụ án nếu quy định thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện thì những người tham gia tố tụng có điều kiện tham gia vào các hoạt động tố tụng có thể ngay từ giai đoạn điều tra. Vì không phải đi xa, chi phí ít nên họ có thể có mặt ngay trong các hoạt động điều tra, xét xử. Tại đây họ sẽ trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật, đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi không đồng ý với các quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát họ có điều kiện khiếu nại ngay các quyết định. Như vậy, quyền, lợi ích hợp pháp của họ được bảo đảm hơn. Nếu quy định vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh thì việc tham gia vào các hoạt động tố tụng của những người tham gia tố tụng sẽ khó khăn hơn. Một số người do nghĩa vụ pháp lý phải tham gia vào vụ án như người giám định, người làm chứng cũng có thể vắng mặt tại phiên toà. Khi đó Toà án cứ xét xử thì không bảo đảm sự thật khách quan về vụ án, nếu hoãn phiên toà thì kéo dài thời gian xét xử ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo và những ngươì tham gia tố tụng khác.
Vì vậy, khi quy định thẩm quyền xét xử TAND cấp huyện, nhà làm luật đã phải quan tâm đặc biệt đến việc bảo đảm tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và những người tham gia tố tụng.