a. Tổ chức, bộ máy của Toà án cấp huyện:
Điều 32 Luật TCTAND quy định: “Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai phó Chánh án, các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký toà án. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng”.
Hiện nay biên chế cán bộ, Thẩm phán, Chánh án, phó Chánh án, Thư ký toà án được phân bổ dựa trên cơ sở lượng công việc, đặc điểm dân cư vùng, miền. Đến nay trên toàn quốc có gần 4.000 Thẩm phán. Số lượng Thẩm phán Toà án cấp huyện còn thiếu là 1.001 người với tình trạng thiếu Thẩm phán như vậy dẫn tới việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xét xử bình thường. Có những Toà án cấp huyện chỉ có một Thẩm phán, vì vậy đối với những bản án sơ thẩm bị huỷ rất khó có thể bố trí Hội đồng xét xử khác. Với cơ cấu cứ 3 Thẩm phán có 2 Thư ký đã dẫn tới Thẩm phán làm thay công việc của Thư ký, không có thời gian nghiên cứu hồ sơ, ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động xét xử.
Số lượng các vụ án thụ lý của các Toà án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh lớn vùng đồng bằng, vùng đô thị so với huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa khác nhau không chỉ vì số lượng mà cả về tính chất, hậu quả của hành vi. Theo báo cáo của các huyện thị thì năm 2000 có 29 Toà án một năm chỉ thụ lý giải quyết dưới 20 vụ án các loại, trong đó có Toà án huyện Hiên tỉnh Quảng Nam có số lượng án thấp nhất, một năm chỉ giải quyết 6 vụ án các loại. Ngược lại có những Toà án quận của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội một năm thụ lý hơn 2.000 vụ án các loại. ở các Toà án cấp huyện hiện
nay không có Toà chuyên trách, nên các Thẩm phán được phân công chuyên xét xử về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình…dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án hoặc phó Chánh án. Với cơ cấu như vậy là phù hợp với những Toà án cấp huyện nơi có số lượng xét xử hàng năm thấp, nhưng đối với những Toà án quận thì gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách tư pháp đòi hỏi TANDTC, các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội để có thể thành lập các Toà chuyên trách ở một số Toà án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cũng như các cơ quan hành chính khác, bộ phận văn phòng ngành Toà án tuy không tham gia trực tiếp vào công tác xét xử, nhưng có ảnh hưởng đến công tác xét xử. Song thực tế hiện nay do biên chế có hạn do đó ở cấp huyện thường kiêm nhiệm các công việc văn thư, lưu trữ, đánh máy, thủ quỹ, tạp vụ… đây cũng là vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là các Toà án các quận thuộc các thành phố lớn trực thuộc Trung ương cần phải bổ sung thêm biên chế và thành lập tổ văn phòng thì mới đảm nhiệm được khối lượng công việc.
b. Về tổ chức lao động:
Là cơ quan xét xử nhưng Toà án cũng tiến hành các hoạt động hành chính khác. Mối quan hệ giữa các cán bộ trong Toà án có thể là quan hệ phối hợp được điều chỉnh bởi luật tố tụng hoặc là quản lý hành chính theo các quy định về quản lý hành chính. Trong hoạt động này là quan hệ phối hợp nhưng trong trường hợp khác lại là quan hệ mệnh lệnh cấp trên cấp dưới. Chính vì vậy, tổ chức lao động sao cho các mối quan hệ giữa những cán bộ trên cùng một Toà án cùng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị đều rất cần thiết. Hiện nay, các Toà án cấp huyện có những mối quan hệ sau:
- Quan hệ giữa Chánh án và Thẩm phán: Trong nội bộ một cơ quan Toà án thì giữa Chánh án và Thẩm phán tồn tại hai mối quan hệ. Mối quan hệ thứ nhất là quan hệ hành chính giữa thủ trưởng và công chức cấp dưới. Mối quan hệ thứ hai là quan hệ tố tụng giữa Thẩm phán và Thẩm phán khi cùng trong
tuân thủ theo sự phân công, điều hành của Chánh án; còn ở mối quan hệ thứ hai, quan hệ tố tụng “khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Phán quyết của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án chỉ căn cứ trên cơ sở chứng cứ có trong hồ sơ và được xem xét tại phiên toà, Thẩm phán không phụ thuộc và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các quan hệ hành chính không ảnh hưởng tới tính độc lập của các Thẩm phán trong hoạt động xét xử thì ngoài việc người Thẩm phán có trình độ và ý thức pháp chế cao thì cũng cần có quy chế, quy định rõ ràng mối quan hệ giữa Chánh án và Thẩm phán.
- Quan hệ giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân: đây là quan hệ phối hợp làm việc giữa một Thẩm phán chuyên môn và những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của cơ quan Nhà nước. Thông thường thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được Chánh án phân công xét xử một vụ án nào đó, thì cả Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tiến hành nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị đưa phiên toà ra xét xử. Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu thấy hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra, truy tố có những vấn đề chưa đầy đủ, rõ ràng, việc đưa vụ án ra xét xử sẽ không đảm bảo tính khách quan thì có quyền trao đổi với Thẩm phán chủ toạ phiên toà, ngoài ra Thẩm phán có trách nhiệm tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân làm việc. Do Hội thẩm nhân dân là người không có kiến thức chuyên môn về pháp lý nên sẽ gặp những khó khăn nhất định, và nếu như Thẩm phán không tạo điều kiện để Hội thẩm nhân dân tham gia thì việc tham gia của Hội thẩm nhân dân chỉ là hình thức, mọi quyết định phụ thuộc vào Thẩm phán. Vì vậy, về tổ chức lao động giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử chính là sự phân công, phối hợp làm việc sao cho Hội thẩm nhân dân phát huy được vai trò của mình không phụ thuộc vào Thẩm phán hoặc bị Thẩm phán chi phối.
- Quan hệ giữa Thẩm phán và Thư ký Toà án: Theo quy định của pháp luật Thẩm phán không phải là chức danh quản lý vì vậy quan hệ giữa Thẩm
phán và Thư ký không phải là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới mà đây là quan hệ cùng phối hợp để giải quyết công việc theo trách nhiệm của mỗi người. Trong quá trình chuẩn bị xét xử và xét xử Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép biên bản một cách trung thực, đầy đủ, chính xác những diễn biến phiên toà, viết giấy báo cho các dương sự, tống đạt bản án…theo yêu cầu của Thẩm phán. Với tính chát hoạt động của Thư ký như vậy, đôi khi có nhận thức không đúng cho rằng Thư ký của Thẩm phán này, Thẩm phán kia hoặc quan niệm thư ký là người giúp việc, là cấp dưới của Thẩm phán nên đã yêu cầu thư ký làm những việc vượt quá thẩm quyền của Thư ký.
Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng để đảm bảo cho hoạt động của Toà án cấp huyện có hiệu quả vấn đề cần thiết cần phải có quy chế làm việc phân công trách nhiệm rõ ràng trong nội bộ Toà án.