Phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 79)

xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã đề ra nhiệm vụ cải cách tư pháp theo các hướng sau:

Thứ nhất, tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp… Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLHS, BLTTHS phù hợp với tình hình mới. Mở rộng quan hệ quốc tế về bổ trợ tư pháp, về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thứ hai, nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện theo hướng việc xét xử sơ thẩm chủ yếu được thực hiện bằng Toà án cấp này; việc xét xử phúc thẩm chủ yếu do Toà án tỉnh thực hiện và TAND TC chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết thực tiễn và hướng dẫn các Toà án địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật. Nghiên cứu tiếp tục thành lập các Toà án chuyên môn.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Thứ hai, củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp. Phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Toà án, Điều tra viên, Kiểm sát viên …. có phẩm chất chính trị và đạo đức chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khoá VIII) đã xác định phương hướng cải cách Toà án như sau: “Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Nghiên cứu thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng. TANDTC tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các Toà án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt chức năng giám đốc xét xử. Đổi mới thủ tục giám đốc thẩm để bảo đảm xét xử vừa đúng đắn, vừa nhanh chóng.

Về định hướng cải cách hệ thống cơ quan Toà án, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Sắp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Toà án các cấp. Tăng cường đội ngũ Thẩm phán và HTND cả về số lượng và chất lượng”.

Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị BCHTW khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra yêu cầu cụ thể của việc đổi mới Toà án nhân dân trong giai đoạn hiện nay là: “… Khi xét xử, các Toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ

khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại toà…

Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng; khẩn trương chuẩn bị tốt điều kiện để thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện; nghiên cứu mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà hôn nhân và gia đình; đổi mới tổ chức của TANDTC để tập trung làm tốt hơn nhiệm vụ giám đốc thẩm, tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn các Toà án áp dụng pháp luật thống nhất”.

Căn cứ vào những đặc điểm của Toà án và tiến trình cải cách tư pháp, theo chúng tôi, cải cách Toà án cần tập trung vào những nội dung sau:

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho cải cách tư pháp nói chung, cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan Toà án nói riêng để bảo đảm xử lý kịp thời, chính xác, dúng pháp luật mọi vi phạm pháp luật, bảo đảm dân chủ và bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân.

2. Củng cố, kiện toàn bộ máy cơ quan Toà án; nghiên cứu thành lập thêm các Toà án chuyên môn. Thành lập cảnh sát tư pháp để chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ phiên toà, dẫn giải bị can, bị cáo…

3. Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, phân định lại thẩm quyền xét xử của Toà án; đổi mới thủ tục giám đốc thẩm và nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn.

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 79)