Nâng cao tính hiệu quả của chương trình đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến cho lao động quản lý

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 97)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH

4.2.5. Nâng cao tính hiệu quả của chương trình đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến cho lao động quản lý

thăng tiến cho lao động quản lý

Tính hiệu quả của chương trình đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến phát triển cho lao động quản lý có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi lẽ tính hiệu quả của chương trình đào tạo là cơ sở để họ nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn để từ đó họ có nhiều cơ hội hơn để thăng tiến và phát triển sự nghiệp của mình. Do đó, để tạo động lực cho cán bộ quản lý thì công ty cần phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên mà trước hết là:

Nâng cao tính hiệu quả của chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý

Hiện nay, tại VAECO tuy đã có trung tâm đào tạo riêng rẽ chuyên đào tạo tiếp tục và đào tạo cơ bản cho người lao động nhưng các chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý trong công ty là chưa có nhiều và còn nhiều hạn chế. Cụ thể là chương trình học trong thời gian ngắn, khối lượng kiến thức cần truyền đạt nhiều, học đôi khi còn mang tính hình thức, chứ chưa thực sự đi từ nhu cầu đào tạo của cán bộ quản lý trong công ty. Điều này làm cho người đi học không tiếp thu được hết khối lượng kiến thức cần truyền đạt. Do vậy, Công ty cần có những chính sách đào tạo cụ thể, điều kiện rõ ràng, thời lượng cũng như số lượng của chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý cần phải hợp lý. Ngoài ra, chương trình đào tạo cần phải đi từ nhu cầu của lao động quản lý, và từ thực trạng của công ty. Và để nắm bắt được điều này thì công ty cần phải có những cuộc điều tra, phỏng vấn, đi sâu đi sát, tìm hiểu những nhu cầu và những tâm tư nguyện vọng của lao động quản lý. Có vậy mới nâng cao được chất lượng từ những chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, công ty nên có nhiều hơn, phong phú hơn các chương trình đào tạo cho riêng cán bộ quản lý, ví dụ như về ngắn hạn nên có các chương trình liên kết với các tổ chức đào tạo cán bộ quản lý bên ngoài, về dài hạn thì nên có chương trình đào tạo liên kết với các

trường đại học trong và ngoài nước để cử những cán bộ quy hoạch hoặc lao động quản lý có năng lực, có tiềm năng và đủ điều kiện đi học những lớp sau đại học, nghiên cứu sinh nhằm nâng cao năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty.

Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cho lao động quản lý

Đối với lao động quản lý thì các biện pháp liên quan đến lương thưởng và các phúc lợi chưa hẳn là giải pháp tối ưu để tạo động lực cũng như là để giữ chân họ. Trong mô hình về cấp bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu cao nhất trong cấp bậc nhu cầu. Từ mô hình này có thể thấy một điều rằng, đối với nhân sự tài năng, đặc biệt là lao động quản lý thì lương thưởng và phúc lợi chỉ là điều kiện cần, là cái được xem là “mặc định”, điều có lẽ cần thiết hơn với họ chính là được tự khẳng định mình. Hơn nữa, điều mà lao động quản lý quan tâm hàng đầu chính là khả năng phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến của bản thân trong tương lai. Một công việc không được người khác coi trọng, không có khả năng phát triển thì chắc chắn không thể tạo động lực cho họ. Một công việc hấp dẫn, tạo cơ hội tốt cho người lao động quản lý hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, công việc được nhiều người coi trọng, được xã hội đề cao thì chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của lao động quản lý đảm nhiệm công việc đó.

Trong điều kiện hiện nay bất kỳ người lao động nào cũng muốn mình được mọi người tôn trọng, họ làm việc không chỉ để lấy thu nhập mà họ còn mong muốn mình có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Một công việc giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt, rõ ràng sẽ có tác động mạnh mẽ đến động cơ làm việc của người lao động. Tuy nhiên, việc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, không những có ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động đó mà còn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những người lao động khác. Nếu doanh nghiệp chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo, để tăng khả năng thăng tiến cho họ không những sẽ mang lại lợi ích lớn cho công ty mà còn tạo cho người lao động đó một động lực làm việc rất lớn. Không những thế những người lao động khác cũng sẽ nỗ lực phấn đấu theo gương người đó để đạt được kết quả lao động tốt hơn. Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng, càng hấp dẫn càng kích thích được người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất lao động. Vì thế, để hiệu quả tạo động lực cho người lao động cao

nhất các doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo, thăng tiến với các hình thức khác. Chỉ khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thoả mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.

Tại VAECO hiện nay, các chính sách nhằm tạo cơ hội thăng tiến cho lao động quản lý có năng lực cũng đã được quan tâm. Song do còn là công ty nhà nước nên các chế độ vẫn còn kìm hãm như là: Trong vấn đề đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp thì công ty luôn luôn ưu tiên và quan tâm hàng đầu cho các con em trong ngành, ngoài ra tại công ty vẫn còn tồn tại một số tình trạng chạy chức chạy quyền điều này ít nhiều đã tác động tiêu cực đến động lực lao động của những lao động quản lý khác trong công ty. Cũng theo số liệu điều tra mà tác giả đã khảo sát thì có rất nhiều cán bộ quản lý trong công ty cụ thể là có 45% số người được hỏi cho rằng mối quan hệ trong tập thể là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng thăng tiến của lao động quản lý. Và chính yếu tố này còn có tầm quan trọng hơn là năng lực, cũng như là sở trường của lao động quản lý và quan trọng hơn nhiều so với mức độ hoàn thành công việc của lao động quản lý. Điều này dẫn đến sự thiếu công bằng trong việc tạo cơ hội thăng tiến cho lao động quản lý, do vậy nó ít nhiều làm triệt tiêu bớt động lực làm việc của lao động quản lý trong công ty. Và cũng chính điều này ảnh hưởng tới tâm lý của lao động quản lý trong công ty làm họ không có nhiều hứng thú để thực hiện công việc. Do vậy mà công ty cần phải có những chính sách rõ ràng, cụ thể trong việc tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cho lao động quản lý. Điều này một mặt tạo tính công bằng cho tất cả các lao động quản lý trong công ty, mặt khác nó còn chỉ ra những điều kiện cần thiết, để cho tất cả các lao động quản lý trong công ty cùng nỗ lực, cùng phấn đấu, hoàn thành tốt công việc nhằm để đạt được mục tiêu cá nhân. Bên cạnh đó, ngoài việc xét việc tăng lương nên xét duyệt việc thăng tiến nghề nghiệp cho những lao động quản lý có thành tích công việc liên tục xuất sắc. Công ty cũng nên thường xuyên hơn cho công tác xét duyệt này cụ thể là 6 tháng 1 lần thay cho 1 năm 1 lần như hiện nay.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w