Khái niệm động lực và tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 28 - 30)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.2.1 Khái niệm động lực và tạo động lực lao động

Động lực lao động cho người lao động là rất cần thiết, nếu như các chế độ chính sách hợp lý, khơng kìm hãm, đồng thời người lao động được động viên đúng mức về mặt tinh thần thì hiệu quả làm việc của người lao động được tăng lên gấp bội. Do vậy việc tạo động lực không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của một nhà quản lý mà nó cịn ảnh hưởng tới sinh mệnh của toàn thể doanh nghiệp và tổ chức.

Động lực lao động lại xuất phát từ động cơ tiềm ẩn tồn tại trong mỗi cá nhân và động cơ lao động chính là mục đích chủ quan trong hoạt động của con người (cộng đồng, tập thể, xã hội) thúc đẩy con người hoạt động nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu đặt ra.

Động cơ là một khái niệm trừu tượng và rất khó xác định bởi vì thứ nhất là thường bị che dấu bởi bản chất thật và nhiều lý do khác nhau như: yếu tố tâm lý, quan điểm xã hội, xuất thân, nhân sinh quan của mỗi người…Và thứ hai động cơ luôn biến đổi theo thời gian tại mỗi thời điểm của con người sẽ có những nhu cầu và động cơ khác nhau. Trừ những nhu cầu sinh lý thì nói chung nhu cầu phụ thuộc

phần lớn vào mơi trường hoạt động của con người.Vì vậy, là nhà quản trị phải biết chính xác các động cơ số một và biết cải biến những động cơ đó đối với từng lao động cụ thể sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, khả năng đáp ứng của tổ chức.

Maier và Lawler (1973) đã đưa ra mơ hình về kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân như sau:

oKết quả thực hiện công việc = Khả năng x động lực

oKhả năng = Khả năng bẩm sinh x đào tạo x Các nguồn lực oĐộng lực = Khao khát x tự nguyện

Như vậy, động lực có tác động rất lớn đến thực hiện công việc của mỗi cá nhân. Điều đó có thể lý giải tại sao một người bắt đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp có trình độ cao nhưng kết quả thực hiện công việc lại thấp hơn kỳ vọng của tổ chức là do người đó đã khơng có động lực làm việc. Cùng với q trình phát triển của doanh nghiệp địi hỏi chính mỗi thành viên trong đó phải nỗ lực khơng ngừng để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Q trình đào tạo có tác động rất lớn đến việc nâng cao khả năng của cá nhân, khi người đó có động lực càng cao thì càng muốn học tập để phát triển bản thân, và khi khả năng tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng động lực làm việc.

Theo Maier và Lawler (1973), động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân. Kreitner (1995), động lực là một q trình tâm lý mà nó định hướng các hành vi cá nhân theo mục đích nhất định. Higgins (1994), động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn. Bedeian (1993), động lực là sự cố gắng để đạt được mục tiêu.

Theo quan điểm của cá nhân thì động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.

Khi người lao động có động lực làm việc sẽ tự giác dồn hết khả năng để thực hiện công việc được giao sao cho hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Thực tế lợi ích có quan hệ rất chặt với động lực làm việc, nhưng lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể lại ln mâu thuẫn. Để người lao động có thể tự nguyện theo các định hướng của doanh nghiệp thì cần cho họ thấy rõ lợi ích của bản thân họ chỉ đạt được khi lợi ích của doanh nghiệp đạt được

tức phải hướng mục tiêu của cá nhân theo mục tiêu của tổ chức. Làm được điều đó chính là tạo ra động lực làm việc cho người lao động, và đó chính là khả năng tiềm tàng để tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w