Vai trò của lao động quản lý

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 27 - 28)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.3Vai trò của lao động quản lý

Đặc điểm của lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc địi hỏi tư duy và sáng tạo cao. Tùy vào vị trí cơng việc đảm nhận địi hỏi người quản lý phải có sự tập trung tư tưởng, có tính độc lập và quyết đốn trong cơng việc khác nhau. Trong q trình làm việc địi hỏi họ phải có khả năng thu nhận và xử lý thông tin để phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý. Khi thực hiện nhiệm vụ người quản lý phải thực hiện nhiều mối quan hệ giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới, nhà cung cấp và khách hàng, v.v. Công việc của người quản lý luôn bị can thiệp, ngắt quãng do những biến động phát sinh sự vụ trong ngày nên cần phải kiên trì. Hơn nữa, người quản lý có vị trí càng cao thì càng phải dành nhiều thời gian cho hội họp theo các chương trình đã được lên kế hoạch hoặc phát sinh, và điều đó càng gây thêm căng thẳng cho họ.

Hoạt động sản xuất kinh doanh càng phát triển, sự cạnh tranh càng gay gắt thì vai trị quan trọng của người quản lý càng tăng. Nhưng mức độ thể hiện vai trò là khác nhau tùy thuộc vị trí cơng việc mà họ đảm nhận trong doanh nghiệp. Ở cấp lãnh đạo doanh nghiệp, nhiệm vụ của họ mang tính chiến lược, địi hỏi phải có khả năng nhìn xa trơng rộng, biết phân tích tình hình, biết cách giành lấy cơ hội để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp để doanh nghiệp có thể thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh nhằm khẳng định vị thế trên thương trường. Cấp quản lý trung gian có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của một hoặc nhiều bộ phận thông qua việc lập kế hoạch, phân bổ các nguồn lực, phối hợp các hoạt động và quản lý kết quả của cả nhóm. Người quản lý các cấp cần thiết lập và duy trì được các mối quan hệ với mọi người trong doanh nghiệp để có được sự hiệp tác cơng việc nhịp nhàng trong các hoạt động của họ và của doanh nghiệp.

Như vậy, lao động quản lý không chỉ thực hiện những vấn đề chuyên môn đảm nhận mà phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến con người trong q trình làm việc. Do đó, hoạt động lao động của họ khơng những mang tính khoa

học mà địi hỏi phải nồng ghép tính nghệ thuật trong đó. Họ chính là cầu nối giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan đó là lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và của toàn xã hội. Họ khơng trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh nhưng lại đóng vai trị rất quan trọng trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng. Các quyết định quản lý đúng sẽ tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp và ngược lại sẽ làm cho doanh nghiệp điêu đứng và có thể đứng trên bờ vực bị phá sản. để làm tốt cơng việc của bản thân địi hỏi người quản lý phải luôn nỗ lực, hết lịng vì cơng việc và khơng ngừng nâng cao trình độ để thích ứng với sự thay đổi của mơi trường tức địi hỏi cần phải có động lực làm việc.

Do vậy lao động quản lý trong doanh nghiệp đóng góp một vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược phát triển của Công ty, xây dựng hình tượng của Cơng ty, và trong việc sản xuất kinh doanh cũng như mọi sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Vì thế mà việc tạo động lực lao động nhằm giữ chân những lao động quản lý có năng lực và trình độ sẽ càng trở nên cấp thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào trên lộ trình phát triển định sẵn của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33 (Trang 27 - 28)